Mẹo dân gian sơ cứu khi bị ong đốt

(Baonghean.vn) - Với những trường hợp vết ong đốt không nhiều và không quá nặng, bạn có thể áp dụng một trong các kinh nghiệm dân gian sau để sơ cứu trước khi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.

Khi bị ong đốt, trước tiên là cần loại bỏ ngòi ong, rửa vết thương với xà phòng, sau đó theo dõi và tìm các biện pháp xử trí. Dưới đây là 21 cách xử trí theo kinh nghiệm dân gian khi bị ong đốt.

- Nếu chỗ bị đốt sưng lên và chảy máu, chườm đá là giải pháp tốt nhất. Chườm đá lên vết thương ít nhất 20 phút. Cách này sẽ làm giảm lưu thông máu và giảm sưng. Đá cũng làm tê khu vực bị đốt giúp giảm đau.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

- Kem đánh răng có tác dụng gây tê, ngay lập tức giảm đau và sưng. Bên cạnh đó, nó giúp trung hòa nọc độc của ngòi. Bôi kem đánh răng lên vết thương khoảng nửa giờ.

- Dùng vôi đã tôi bôi vào chỗ bị đốt.

- Lấy một thìa cà phê nước ép củ hành xoa vào vùng bị ong đốt sau đó dùng nhíp gắp ngòi ra.

- 1 củ khoai sọ sống, cắt miếng xát vào vết đốt giúp giảm đau.

- Đập dập vài tép tỏi và đắp vào vết thương, lấy khăn buộc lại và chờ nửa tiếng rồi tháo ra.

 

- Lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát chà xát vết thương.

- Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt.

- Lá cúc vò nát, xát vào vết đốt mỗi ngày 5-7 lần.

- Lấy lá, dây, củ chìa vôi giã nhỏ, đắp vào vết đốt.

- Vò nát lá chuối thành nước hoặc nhai nát lá lấy nước. Bôi lên vết đốt sẽ làm giảm đau rát.

 

- Dùng củ, lá môn chà xát tại chỗ.

- Thuốc lào tẩm nước điếu (hoặc giã nát) chấm vào vết đốt.

- Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương.

- Dùng bã trà còn ướt, bất kể nhiều hay ít, chà xát tại chỗ để giúp giảm đau.

- 1 đóa hoa tươi (bất kể là hoa gì), lấy xát vào chỗ bị đốt giúp giảm sưng ngay.

- 15g lá phù dung tươi, thêm vào một ít muối ăn, đem giã nát, rồi đắp vào vết đốt.

 

- Chặt vát cành, nhánh tươi cây sứ cùi một góc xéo 45 độ, vẩy cho ráo mủ, chà xát một chiều nhiều lần trên vết ong đốt. Nọc ong sẽ bong ra và hết đau, không sưng.

- Hạt và lá quất hồng bì giã nhỏ nhuyễn, đắp lên vết đốt.

- Măng tre vòi (tươi non) xát vào vết đốt.

- Bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Băng che kín phần vết thương.

Hoa Lê

(Tổng hợp) 

TIN LIÊN QUAN

Tin mới