Đã tháo dỡ toàn bộ lò thủ công ở làng gạch, ngói lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nhiều lò gạch ngói tại xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ đã bị cấm hoạt động từ những năm 2017, song do chưa được tháo dỡ nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Sau thời gian dài vận động người dân, đến thời điểm này, chính quyền địa phương đã tháo dỡ được 137 lò gạch, ngói thủ công.
Ngay từ thời điểm cấm hoạt động lò gạch, ngói thủ công, huyện Tân Kỳ đã chỉ đạo các chủ lò gạch, ngói bỏ hoang ở xã Nghĩa Hoàn phải tháo dỡ công trình. UBND xã Nghĩa Hoàn đã kiểm tra, rà soát, đốc thúc, mời từng hộ dân lên xã yêu cầu tháo dỡ lò gạch, nhưng do khó khăn về kinh phí nên nhiều bà con chưa tháo dỡ. Ảnh: Văn Trường
Ngay từ thời điểm cấm hoạt động lò gạch, ngói thủ công, huyện Tân Kỳ đã chỉ đạo các chủ lò gạch, ngói bỏ hoang ở xã Nghĩa Hoàn phải tháo dỡ công trình. UBND xã Nghĩa Hoàn đã kiểm tra, rà soát, đốc thúc, mời từng hộ dân lên xã yêu cầu tháo dỡ lò gạch, nhưng do khó khăn về kinh phí nên nhiều bà con chưa tháo dỡ. Ảnh: Văn Trường
Việc tháo dỡ không dứt điểm những lò gạch, ngói bỏ hoang này đã để lại nhiều hệ lụy, gây mất an toàn, lãng phí nguồn đất bằng rộng lớn. Đứng trước khó khăn đó, chính quyền địa phương cùng các cấp, ngành huyện Tân Kỳ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nhằm giúp người dân hiểu và chấp hành tháo dỡ. Ảnh: Văn Trường
Việc tháo dỡ không dứt điểm những lò gạch, ngói bỏ hoang này đã để lại nhiều hệ lụy, gây mất an toàn, lãng phí nguồn đất bằng rộng lớn. Đứng trước khó khăn đó, chính quyền địa phương cùng các cấp, ngành huyện Tân Kỳ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nhằm giúp người dân hiểu và chấp hành tháo dỡ. Ảnh: Văn Trường
Nhờ vậy, hầu hết người dân đã làm thủ tục trả đất cho xã quản lý, nhiều hộ dân tự nguyện tháo dỡ lò gạch, ngói thủ công, các hộ khó khăn về kinh phí được xã Nghĩa Hoàn thuê máy móc về tháo dỡ giúp.

Nhờ vậy, hầu hết người dân đã làm thủ tục trả đất cho xã quản lý, nhiều hộ dân tự nguyện tháo dỡ lò gạch, ngói thủ công, các hộ khó khăn về kinh phí được xã Nghĩa Hoàn thuê máy móc về tháo dỡ giúp.

Ông Nguyễn Hữu Nga - chủ cơ sở sản xuất ngói ở xã Nghĩa Hoàn cho biết: Gia đình tôi có 2 lò ngói, chấp hành chủ trương của Nhà nước, chúng tôi đã tự bỏ kinh phí để tháo dỡ. Mong muốn của gia đình tôi là sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để chuyển đổi nghề nghiệp, có nguồn thu nhập ổn định.

Ông Nguyễn Hữu Nga - chủ cơ sở sản xuất ngói ở xã Nghĩa Hoàn cho biết: Gia đình tôi có 2 lò ngói, chấp hành chủ trương của Nhà nước, chúng tôi đã tự bỏ kinh phí để tháo dỡ. Mong muốn của gia đình tôi là sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để chuyển đổi nghề nghiệp, có nguồn thu nhập ổn định.

Theo báo cáo của UBND xã Nghĩa Hoàn, tính đến thời điểm này, khu vực làng nghề gạch, ngói Cừa đã hoàn thành tháo dỡ hết các lò gạch, ngói, (tháo dỡ 137 lò gạch, ngói thủ công/125 hộ). Trong đó, đợt 1 (tháng 11/2022), tháo dỡ được 34 lò, đợt 2 (từ ngày 7-8/5/2023) tháo dỡ được 32 lò, số còn lại 71 lò do người dân tự nguyện tháo dỡ. Ảnh: Văn Trường

Theo báo cáo của UBND xã Nghĩa Hoàn, tính đến thời điểm này, khu vực làng nghề gạch, ngói Cừa đã hoàn thành tháo dỡ hết các lò gạch, ngói, (tháo dỡ 137 lò gạch, ngói thủ công/125 hộ). Trong đó, đợt 1 (tháng 11/2022), tháo dỡ được 34 lò, đợt 2 (từ ngày 7-8/5/2023) tháo dỡ được 32 lò, số còn lại 71 lò do người dân tự nguyện tháo dỡ. Ảnh: Văn Trường

Ông Nguyễn Đình Hưng - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn cho biết một số khó khăn còn tồn tại: Khu vực làng nghề gạch, ngói Cừa hiện nay đang còn một số diện tích hầm hố sâu nay thành những ao nước, do trước đây người dân lấy đất để làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, tuy nhiên, khó khăn về kinh phí nên xã chưa tiến hành hoàn thổ được. Mặt khác, khu vực làng nghề gạch, ngói Cừa rộng 37 ha, sau khi tháo dỡ lò gạch, các hộ dân chưa được hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề nghiệp. Xã mong muốn vùng đất này được quy hoạch thành cụm công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút các dự án đầu tư, nhằm tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.
Ông Nguyễn Đình Hưng - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn cho biết một số khó khăn còn tồn tại: Khu vực làng nghề gạch, ngói Cừa hiện nay đang còn một số diện tích hầm hố sâu nay thành những ao nước, do trước đây người dân lấy đất để làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, tuy nhiên, khó khăn về kinh phí nên xã chưa tiến hành hoàn thổ được. Mặt khác, khu vực làng nghề gạch, ngói Cừa rộng 37 ha, sau khi tháo dỡ lò gạch, các hộ dân chưa được hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề nghiệp. Xã mong muốn vùng đất này được quy hoạch thành cụm công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút các dự án đầu tư, nhằm tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.

Tin mới