Đặc sản đậm đà hương vị vùng cao Nghệ An vào Tết

(Baonghean.vn) - Bò giàng, lạp xưởng, rượu men lá, rượu cần… là đặc sản của đồng bào các dân tộc miền Tây Nghệ An được người dân miền xuôi ưa chuộng, tiêu thụ mạnh vào dịp Tết Nguyên đán. Tháng Chạp, các bản làng đỏ lửa suốt ngày đêm chế biến các đặc sản cung ứng thị trường Tết.
Từ một món ăn truyền thống của đồng bào vùng cao các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, thịt bò giàng (bò gác bếp) đã trở thành đặc sản của những người "sành" ăn. Ảnh: Thanh Phúc

Từ một món ăn truyền thống của đồng bào vùng cao các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, thịt bò giàng (bò gác bếp) đã trở thành đặc sản của những người "sành" ăn. Ảnh: Thanh Phúc

Để chế biến món bò giàng, phải chọn phần thịt chắc, thớ dọc, tươi và ngon mà chỉ có loại thịt bò bản địa mới đáp ứng đầy đủ những yêu cầu này. Thịt cắt thành từng thớ, ướp các gia vị như: Gừng rừng, riềng rừng, ớt khô, mắc khén và muối trắng... Ảnh: Thanh Phúc

Để chế biến món bò giàng, phải chọn phần thịt chắc, thớ dọc, tươi và ngon mà chỉ có loại thịt bò bản địa mới đáp ứng đầy đủ những yêu cầu này. Thịt cắt thành từng thớ, ướp các gia vị như: Gừng rừng, riềng rừng, ớt khô, mắc khén và muối trắng... Ảnh: Thanh Phúc

Sau khi ướp gia vị 3-4 tiếng, thịt được gác trên bếp củi, hong khô bằng than và khói bếp. Ảnh: Thanh Phúc
Sau khi ướp gia vị 3-4 tiếng, thịt được gác trên bếp củi, hong khô bằng than và khói bếp. Ảnh: Thanh Phúc
Chế biến từ những phần ngon nhất của con bò, qua nhiều công đoạn, bò giàng có vị đậm đà, dư vị riêng biệt, được nhiều người ưa chuộng. Hiện giá 1kg bò giàng dao động từ 1-1,2 triệu đồng. Ảnh: Thanh Phúc

Chế biến từ những phần ngon nhất của con bò, qua nhiều công đoạn, bò giàng có vị đậm đà, dư vị riêng biệt, được nhiều người ưa chuộng. Hiện giá 1kg bò giàng dao động từ 1-1,2 triệu đồng. Ảnh: Thanh Phúc

Lạp xưởng là món ăn truyền thống của người dân các huyện miền Tây xứ Nghệ. Mỗi khi dân bản có lễ hội, đặc biệt là vào dịp Tết, ngoài rượu cần, món ăn không thể thiếu là lạp xưởng. Lạp xưởng được chế biến từ thịt lợn. Thịt dùng để làm lạp xưởng là nạc vai chen thớ mỡ, rửa sạch, cắt hình hạt lựu và ướp với gia vị truyền thống. Ảnh: Đình Tuân

Lạp xưởng là món ăn truyền thống của người dân các huyện miền Tây xứ Nghệ. Mỗi khi dân bản có lễ hội, đặc biệt là vào dịp Tết, ngoài rượu cần, món ăn không thể thiếu là lạp xưởng. Lạp xưởng được chế biến từ thịt lợn. Thịt dùng để làm lạp xưởng là nạc vai chen thớ mỡ, rửa sạch, cắt hình hạt lựu và ướp với gia vị truyền thống. Ảnh: Đình Tuân

Sau khi ướp gia vị, phần thịt đó được dồn vào lòng non của lợn đã làm sạch và hong khô, tạo thành vỏ bọc bên ngoài. Ảnh: Đình Tuân

Sau khi ướp gia vị, phần thịt đó được dồn vào lòng non của lợn đã làm sạch và hong khô, tạo thành vỏ bọc bên ngoài. Ảnh: Đình Tuân

Sau đó, đem hong dưới nắng rồi hun bằng khói bếp tạo vị thơm đặc trưng. Lạp xưởng tiêu thụ mạnh vào dịp Tết. Chị Nguyễn Thị Thảo, chủ một cơ sở sản xuất lạp xưởng ở thị trấn Thạch Giám (Tương Dương) cho biết: “Dịp Tết này, cơ sở chúng tôi sản xuất khoảng chục tạ lạp xưởng, hiện đã có nhiều đơn đặt hàng của khách miền xuôi. Giá mỗi kg lạp xưởng dao động từ 400-450.000 đồng/kg”. Ảnh: Đình Tuân

Sau đó, đem hong dưới nắng rồi hun bằng khói bếp tạo vị thơm đặc trưng. Lạp xưởng tiêu thụ mạnh vào dịp Tết. Chị Nguyễn Thị Thảo, chủ một cơ sở sản xuất lạp xưởng ở thị trấn Thạch Giám (Tương Dương) cho biết: “Dịp Tết này, cơ sở chúng tôi sản xuất khoảng chục tạ lạp xưởng, hiện đã có nhiều đơn đặt hàng của khách miền xuôi. Giá mỗi kg lạp xưởng dao động từ 400-450.000 đồng/kg”. Ảnh: Đình Tuân

Rượu nếp cẩm cũng là thức uống truyền thống của đồng bào Thái ở các huyện miền Tây Nghệ An. Rượu được làm từ loại nếp cẩm truyền thống trồng trên nương rẫy của người Thái. Rượu nếp cẩm có màu sắc bắt mắt, vị ngọt nhẹ, tốt cho sức khoẻ nên được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Đình Tuân

Rượu nếp cẩm cũng là thức uống truyền thống của đồng bào Thái ở các huyện miền Tây Nghệ An. Rượu được làm từ loại nếp cẩm truyền thống trồng trên nương rẫy của người Thái. Rượu nếp cẩm có màu sắc bắt mắt, vị ngọt nhẹ, tốt cho sức khoẻ nên được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Đình Tuân

Tháng Chạp là mùa cao điểm đồng bào Thái ở làng Xiềng (Đôn Phục, Con Cuông) nấu rượu men lá truyền thống phục vụ thị trường Tết. Những căn bếp đỏ lửa suốt ngày, những mẻ cơm ủ lên men thơm nồng, những choé rượu thành phẩm được dán nhãn mác đẹp mắt được chở đi nhập cho các mối. Ảnh: Thanh Phúc.

Tháng Chạp là mùa cao điểm đồng bào Thái ở làng Xiềng (Đôn Phục, Con Cuông) nấu rượu men lá truyền thống phục vụ thị trường Tết. Những căn bếp đỏ lửa suốt ngày, những mẻ cơm ủ lên men thơm nồng, những choé rượu thành phẩm được dán nhãn mác đẹp mắt được chở đi nhập cho các mối. Ảnh: Thanh Phúc.

Tết là dịp tiêu thụ rượu cần mạnh nhất. Bà Vi Thị Loan, Tổ trưởng tổ hợp tác rượu cần Tiên Đồng (Tiên Kỳ, Tân Kỳ) cho biết: “Để có những chum rượu cần phục vụ Tết thì trước đó 5 tháng chị em trong tổ đã chọn gạo, nấu cơm, ủ men. Rượu cần Tiên Đồng đã được công nhận đạt chuẩn 3 sao OCOP, thị trường tiêu thụ nhờ đó cũng được mở rộng hơn. Tết Nguyên đán này, ngoài cung ứng cho bà con trong tỉnh, thì rượu cần Tiên Đồng còn nhận được đơn đặt hàng từ Hà Nội, Hải Phòng và cả tận Sài Gòn”. Ảnh: Thanh Phúc

Tết là dịp tiêu thụ rượu cần mạnh nhất. Bà Vi Thị Loan, Tổ trưởng tổ hợp tác rượu cần Tiên Đồng (Tiên Kỳ, Tân Kỳ) cho biết: “Để có những chum rượu cần phục vụ Tết thì trước đó 5 tháng chị em trong tổ đã chọn gạo, nấu cơm, ủ men. Rượu cần Tiên Đồng đã được công nhận đạt chuẩn 3 sao OCOP, thị trường tiêu thụ nhờ đó cũng được mở rộng hơn. Tết Nguyên đán này, ngoài cung ứng cho bà con trong tỉnh, thì rượu cần Tiên Đồng còn nhận được đơn đặt hàng từ Hà Nội, Hải Phòng và cả tận Sài Gòn”. Ảnh: Thanh Phúc

Tin mới