Đoàn công tác Quốc hội giám sát công tác xây dựng nông thôn mới tại Nghệ An

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, tổ công tác của đoàn giám sát Quốc hội quan tâm đến tính bền vững và chiều sâu trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: MH

Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: MH

Sáng 13/6, tổ công tác của đoàn giám sát Quốc hội đã có cuộc làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An theo chương trình giám sát về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 25 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Tổ công tác của Quốc hội do đồng chí Trần Thị Thanh Lam - Ủy viên Thường trực Uỷ ban Xã hội của Quốc hội, tổ trưởng tổ công tác làm trưởng đoàn.

Cùng tham gia cuộc làm việc có đồng chí Cao Thị Xuân – Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Thái Thị An Chung - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Cao Tiến Trung - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Phi Triều báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 25 của Quốc hội với tổ công tác. Ảnh: MH

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Phi Triều báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 25 của Quốc hội với tổ công tác. Ảnh: MH

Bài bản trong chỉ đạo

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, triển khai Nghị quyết số 25, ngày 27/8/2021 của Quốc hội, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn định hướng quan trọng để các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình năm 2022 và giai đoạn 2021-2025.

Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 13, ngày 3/12/2022 về tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh; HĐND tỉnh ban hành 6 nghị quyết liên quan đến chính sách, kế hoạch và phân bổ vốn từ nguồn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương để xây dựng nông thôn mới; UBND tỉnh ban hành 7 quyết định và kế hoạch điều hành chỉ đạo thực hiện.

Các đại biểu tham gia cuộc làm việc. Ảnh: MH

Các đại biểu tham gia cuộc làm việc. Ảnh: MH

Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung các tiêu chí nông thôn mới có liên quan cũng ban hành các văn bản phù hợp với quy định của Trung ương để hướng dẫn thực hiện, đánh giá mức độ hoàn thành các tiêu chí và thành phần hồ sơ phục vụ công tác thẩm tra, thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Ở cấp huyện, cấp uỷ, chính quyền các địa phương cũng đã ban nghị quyết, kế hoạch chuyên đề xây dựng nông thôn mới, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia cuộc làm việc. Ảnh: MH

Lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia cuộc làm việc. Ảnh: MH

Từ tỉnh đến cơ sở đều thành lập ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng đã phát động phong trào “Nghệ An chung sức xây dựng nông thôn mới”. Theo đó, nhiều phong trào chung sức xây nông thôn mới sáng tạo được phát triển mạnh tại các địa phương trên cơ sở bám sát từng nội dung, tiêu chí nông thôn mới, huy động sự chung tay, vào cuộc của các tầng lớp Nhân dân.

Từ năm 2021 đến tháng 6/2023, trên địa bàn tỉnh huy động hơn 28.240 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới; trong đó vốn tín dụng chiếm 70,27%; vốn lồng ghép gần 9%; vốn doanh nghiệp 4,25%; cộng đồng dân cư gần 6% và ngân sách Trung ương, tỉnh là 10,59%.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh – Võ Thị Minh Sinh nêu vấn đề liên quan đến việc lan toả, thúc đẩy tiêu thụ 403 sản phẩm OCOP. Ảnh: MH

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh – Võ Thị Minh Sinh nêu vấn đề liên quan đến việc lan toả, thúc đẩy tiêu thụ 403 sản phẩm OCOP. Ảnh: MH

Kết quả xây dựng nông thôn mới từ tháng 7/2021 đến hết năm 2022, toàn tỉnh Nghệ An có thêm 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 51 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Luỹ kế đến tháng 6/2023, toàn tỉnh có 309/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 75,18%; có 53 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Toàn tỉnh có 197 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới.

Ngoài ra có thêm 337 vườn chuẩn nông thôn mới; 300 sản phẩm OCOP (luỹ kế hiện có tổng 403 sản phẩm). Tỉnh cũng đang tập trung chỉ đạo xây dựng huyện Nam Đàn trở thành huyện nông thôn kiểu mẫu.

Chú trọng tính bền vững, chiều sâu

Tại cuộc làm việc, các thành viên đoàn giám sát quan tâm đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến tính bền vững, chiều sâu trong xây dựng nông thôn mới. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An – đồng chí Võ Thị Minh Sinh nêu 4 vấn đề liên quan đến việc lan toả, thúc đẩy tiêu thụ 403 sản phẩm OCOP; thực trạng triển khai các mô hình sinh kế cho người dân; đánh giá sự hài lòng của người dân đối với chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò của ban giám sát đầu tư cộng đồng đối với các công trình, dự án xây dựng nông thôn mới.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - đồng chí Thái Thị An Chung quan tâm làm rõ cách thức, phương thức huy động sự đóng góp nguồn lực và hưởng ứng của người dân. Ảnh: MH

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - đồng chí Thái Thị An Chung quan tâm làm rõ cách thức, phương thức huy động sự đóng góp nguồn lực và hưởng ứng của người dân. Ảnh: MH

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - Thái Thị An Chung quan tâm làm rõ cách thức, phương thức huy động sự đóng góp nguồn lực và hưởng ứng của người dân; trong đó lưu ý triển khai Luật thực hiện Dân chủ cơ sở (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023) có quy định tỷ lệ người dân tán thành về chủ trương đóng góp đầu tư các công trình, dự án dân sinh.

Cùng với đó là số lượng và chất lượng hoạt động của hợp tác xã; giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội - đồng chí Cao Thị Xuân quan tâm đề cập đến công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách xây dựng nông thôn mới. Ảnh: MH

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội - đồng chí Cao Thị Xuân quan tâm đề cập đến công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách xây dựng nông thôn mới. Ảnh: MH

Các thành viên tổ công tác của Quốc hội cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở vùng miền núi và đồng bào dân tộc.

Như việc huy động nguồn lực đối ứng của ngân sách địa phương và cộng đồng dân cư khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số; có hay không địa phương không tích cực xây dựng nông thôn mới để giữ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước?

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - đồng chí Phùng Thành Vinh nêu một số kiến nghị với tổ công tác của Quốc hội. Ảnh: MH

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - đồng chí Phùng Thành Vinh nêu một số kiến nghị với tổ công tác của Quốc hội. Ảnh: MH

Ủy viên Thường trực Uỷ ban Xã hội của Quốc hội, Tổ trưởng tổ công tác - đồng chí Trần Thị Thanh Lam tiếp thu các kiến nghị của tỉnh Nghệ An để báo cáo với Đoàn giám sát của Quốc hội. Ảnh: MH

Ủy viên Thường trực Uỷ ban Xã hội của Quốc hội, Tổ trưởng tổ công tác - đồng chí Trần Thị Thanh Lam tiếp thu các kiến nghị của tỉnh Nghệ An để báo cáo với Đoàn giám sát của Quốc hội. Ảnh: MH

Bên cạnh đó, năng lực cán bộ chuyên môn cấp xã hạn chế, trong khi đó nhiều chính sách triển khai đang đặt ra những khó khăn và kiến nghị, đề xuất gì?…

Một số ý kiến cũng đề xuất tỉnh quan tâm kiểm tra, giám sát để đánh giá một cách tổng thể việc triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới; đồng thời chủ động nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý thực hiện chương trình nông thôn mới đạt hiệu quả cao…

Tin mới