Đòn bẩy giúp đồng bào Mông ở bản Lưu Thông thoát nghèo

(Baonghean.vn) - Nuôi trâu, bò vỗ béo, trồng rau sạch, ngô nương, lúa rẫy... đào ao thả cá, là cách làm ăn mới của đồng bào Mông, ở bản Lưu Thông, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương (Nghệ An). 

Bản Lưu Thông có 58 hộ, 100% là đồng bào Mông, cách trung tâm xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương khoảng 4 km. Từ ngày có con đường bê tông được nhà nước đầu tư, nối liền Quốc lộ 7 vào tận bản đến nay, cách nghĩ, cách làm của đồng bào Mông nơi đây được chuyển biến rõ nét. Phần lớn các hộ trồng cỏ, làm chuồng nuôi trâu, bò nhốt, đào ao nuôi thả cá, trồng bí xanh, ngô nương, lúa rẫy... không những tự túc lương thực, thực phẩm, mà còn tạo ra hàng hóa, cung ứng cho thị trường.

Con đường từ Quốc lộ 7 vào trung tâm bản dài khoảng 4 km đã được nhà nước đầu tư đổ bê tông từ năm 2014, tạo thuận lợi cho đồng bào Mông nơi đây phát triển kinh tế.
Con đường từ Quốc lộ 7 vào trung tâm bản dài khoảng 4 km đã được nhà nước đầu tư đổ bê tông từ năm 2014, tạo thuận lợi cho đồng bào Mông nơi đây phát triển kinh tế.
gô nếp được trồng trên những bái đất ven bản.
Ngô nếp được trồng trên những đồi đất ven bản.
Bí xanh trồng trên rẫy là đặc sản của bản Lưu Thông nói riêng, huyện Tương Dương nói chung. Bản Lưu Thông có khoảng 10 ha nương rẫy trồng bí xanh, trong đó có 3 ha được Trung tâm khuyến nông tỉnh thực hiện mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP. 1 ha bí xanh ở đây cho năng suất từ 12 - 14 tấn quả.
Bí xanh trồng trên rẫy là đặc sản của bản Lưu Thông nói riêng, huyện Tương Dương nói chung. Bản Lưu Thông có khoảng 10 ha nương rẫy trồng bí xanh, trong đó có 3 ha được Trung tâm khuyến nông tỉnh thực hiện mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP. 1 ha bí xanh ở đây cho năng suất từ 12 - 14 tấn quả.
Bí xanh được trồng từ tháng 4, đến tháng 9 cho thu hoạch. Hiện nay một số hộ đã bắt đầu thu hoạch, giá bán tại chỗ 8.000 đồng/kg, 1 quả bí có trọng lượng lừ 4 - 6 kg.
Bí xanh được trồng từ tháng 4, đến tháng 9 cho thu hoạch. Hiện nay một số hộ đã bắt đầu thu hoạch, giá bán tại chỗ 8.000 đồng/kg, 1 quả bí có trọng lượng lừ 4 - 6 kg.
Gia đình bà Mùa Y Súa có nhiều diện tích bí trồng trên rẫy, tranh thủ thời tiết khô ráo, gia đình đã thu hoạch những quả già hơn, gùi về nhà bảo quản.
Gia đình bà Mùa Y Súa có nhiều diện tích bí trồng trên rẫy, tranh thủ thời tiết khô ráo, gia đình đã thu hoạch những quả già hơn, gùi về nhà bảo quản.
Những năm gần đây, đồng bào Mông ở Lưu Thông trồng cỏ, nuôi trâu, bò nhốt, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ông Thò Bá Chò - Bí thư chi bộ cho biết: cả bản có 57 hộ thì có 40 hộ nuôi trâu, bò nhốt. bà con mua trầu, bò mông gầy yếu về, chăm sóc trong khoảng 1 năm bằng cách cho ăn cỏ, cây chuối rừng và ngô... là bán bò thịt, mỗi con lãi từ 10 - 15 triệu đồng.
Những năm gần đây, đồng bào Mông ở Lưu Thông trồng cỏ, nuôi trâu, bò nhốt mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ông Thò Bá Chò - Bí thư chi bộ cho biết: Cả bản có 57 hộ thì có 40 hộ nuôi trâu, bò nhốt. Bà con mua trâu, bò gầy yếu về, chăm sóc trong khoảng 1 năm bằng cách cho ăn cỏ, cây chuối rừng và ngô... là bán bò thịt, mỗi con lãi từ 10 - 15 triệu đồng.
Bà Mùa Y Súa chăm sóc bò nhốt.
Bà Mùa Y Súa chăm sóc bò nhốt.
Cần cù, chịu khó làm ăn, hầu hết gia đình nào ở Lưu Thông cũng có ao cá. Trong bản hiện có 60 ao cá, ngoài ra còn chăn nuôi gà, ngan... tự túc thực phẩm hàng ngày cho bà con. Xung quanh ao là những đám cỏ phục vụ chăn nuôi trâu, bò nhốt.
Cần cù, chịu khó làm ăn, hầu hết gia đình nào ở Lưu Thông cũng có ao cá. Trong bản hiện có 60 ao cá, ngoài ra còn chăn nuôi gà, ngan... tự túc thực phẩm hàng ngày cho bà con. Xung quanh ao là những đám cỏ phục vụ chăn nuôi trâu, bò nhốt.
Nhờ sáng tạo phát triển kinh tế mà đời sống của đồng bào người dân ngày một khởi sắc
Nhờ sáng tạo phát triển kinh tế mà đời sống của đồng bào người dân ngày một khởi sắc;  bản Lưu Thông phấn đấu giảm từ 5-7 hộ nghèo mỗi năm.

X.Hoàng - Quang An

TIN LIÊN QUAN

Tin mới