Giá lợn hơi liên tục giảm; Giá xăng, dầu trong nước dự báo tăng nhẹ vào kỳ điều hành ngày 3/4

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Giá xăng, dầu trong nước dự báo tăng nhẹ vào kỳ điều hành ngày 3/4; Giá thép tăng 51 Nhân dân tệ trên sàn giao dịch; Giá lợn hơi liên tục giảm... là những thông tin về thị trường hôm nay.

* Giá xăng, dầu trong nước dự báo tăng nhẹ vào kỳ điều hành ngày 3/4

Do kỳ điều hành giá tới đây trùng vào ngày thứ Bảy (1/4) nên giá xăng, dầu sẽ được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo ngày 3/4/2023.

Giá dầu thế giới gần đây diễn biến thất thường nhưng xu hướng chung là tăng nhẹ và điều này sẽ tác động đến kỳ điều hành giá xăng, dầu trong nước vào 3/4.

Dữ liệu cập nhật của Bộ Công Thương cho thấy, trên thị trường Singapore (tính đến ngày 27/3) giá xăng RON95 là 98,4 USD/thùng, xăng RON92 là 93,7 USD/thùng, dầu diesel 95,5 USD/thùng. Mức giá này cao hơn so với bình quân giá thành phẩm xăng, dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 13 - 21/3 (mức 92,24 USD/thùng xăng RON92, 96,512 USD/thùng xăng RON95 và 96,317 USD/thùng dầu diesel).

Tại kỳ điều hành tới đây giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ.

Tại kỳ điều hành tới đây giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ.

Trên thị trường thế giới, đầu ngày 31/3, giá dầu WTI giao dịch ở mức 74,28 USD/thùng, tăng 0,31 USD, tương ứng tăng 1,8%; dầu Brent giao dịch mức 79,3 USD/thùng, tăng 1,02 USD, tương đương tăng 1,03%.

Với diễn biến của giá dầu thế giới, nhiều ý kiến đưa ra dự báo: Tại kỳ điều hành tới đây giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ trong khi giá dầu diesel có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ. Tuy nhiên, mức thay đổi vẫn tùy thuộc vào giá dầu thế giới từ nay đến trước kỳ điều hành và việc chi dùng quỹ bình ổn giá.

Trước đó, tại kỳ điều hành giá ngày 21/3, giá bán lẻ xăng, dầu đã được liên bộ Công Thương - Tài chính công bố điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng RON95 giảm 780 đồng, xuống 23.038 đồng/lít; xăng E5 RON92 giảm 784 đồng, xuống 22.020 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel giảm 1.200 đồng, bán ra ở mức 19.302 đồng/lít; dầu hỏa giảm 1.253 đồng, xuống 19.462 đồng/lít; dầu mazut giảm 800 đồng, bán ra là 14.479 đồng/kg.

* Giá gạo tiếp tục đà giảm 50 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay (1/4) tại đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục điều chỉnh giảm 50 đồng/kg so với hôm qua. Thị trường lúa gạo chậm lại vào cuối tuần.

Tại An Giang, giá lúa hôm nay không có biến động. Theo đó, nếp tươi An Giang ở mức 6.000 - 6.300 đồng/kg; Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 6.400 - 6.600 đồng/kg; OM 18 còn 6.400 - 6.500 đồng/kg; Nàng hoa 9 còn 6.100 - 6.200 đồng/kg; lúa IR 504 6.100 - 6.300 đồng/kg; nếp tươi Long An ở mức 6.600 - 6.800 đồng/kg; lúa OM 5451 6.200 – 6.400 đồng/kg; Nếp khô Long An 9.000 - 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 - 8.600 đồng/kg và lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo hôm nay tiếp tục đà giảm với mức giảm 50 đồng/kg. Cụ thể, gạo TP IR 504 và hiện có giá 10.000 - 10.100 đồng/kg, giảm 50 - 100 đồng/kg; NL IR 504 9.050 - 9.150 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 giảm 100 đồng/kg xuống còn 9.100 đồng/kg. Trong khi đó, cám khô giảm 100 - 150 đồng/kg xuống còn 7.350 - 7.450 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng mạnh. Theo đó, gạo 5% tấm đang ở mức 468 USD/tấn; gạo 25% tấm duy trì ở mức 448 USD/tấn.

Trên thị trường gạo châu Á, giá gạo Ấn Độ ổn định khi các đơn hàng đổ về. Thị trường nội địa giao dịch sôi động, giá gạo cao hơn tuần trước. Thị trường lúa đông xuân nhiều biến động, giá lúa nhích nhẹ so với tuần trước, chất lượng, năng suất lúa tốt.

Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu gạo năm nay vẫn thuận lợi, khoảng 6,5-7 triệu tấn, do sự quay trở lại của các thị trường như Indonesia, Bangladesh. Trung Quốc mở cửa lại sau dịch khiến nhu cầu nhập khẩu tăng. Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và thuế 20% với gạo trắng, nên các đối tác sẽ tìm tới thị trường có giá cạnh tranh hơn, trong đó có Việt Nam.

* Giá thép tăng 51 Nhân dân tệ trên sàn giao dịch

Giá thép hôm nay (1/4) ghi nhận giá thép tăng 51 Nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch. Giá quặng sắt cũng ghi nhận tăng 7,5% so với tuần trước.

Giá thép tăng 51 Nhân dân tệ trên sàn giao dịch: Giá thép hôm nay giao tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 51 Nhân dân tệ lên mức 4.167 Nhân dân tệ/tấn. Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 20 Nhân dân tệ, lên mức 4.136 Nhân dân tệ/tấn.

Sau 6 đợt điều chỉnh liên tiếp từ đầu năm, mặt bằng giá thép hiện được đưa về giai đoạn tháng 7-8 năm ngoái. Ảnh: Việt Phương

Sau 6 đợt điều chỉnh liên tiếp từ đầu năm, mặt bằng giá thép hiện được đưa về giai đoạn tháng 7-8 năm ngoái. Ảnh: Việt Phương

Từ ngày 21/3, một số doanh nghiệp sản xuất thép nâng 150.000 - 160.000 đồng/tấn với sản phẩm thép vằn thanh D10 CB300, lên khoảng 15,9 - 16 triệu đồng/tấn, theo số liệu của Steel Online.

Như vậy, sau 6 đợt điều chỉnh liên tiếp từ đầu năm, mặt bằng giá thép hiện được đưa về giai đoạn tháng 7-8 năm ngoái. Mức này cao hơn rất nhiều so với trung bình 12,5 triệu đồng 1 tấn trước đợt tăng nóng kéo dài từ tháng 3 đến đầu tháng 5/2022.

Lý giải nguyên nhân, các doanh nghiệp nói giá tăng do nguyên liệu đầu vào khan hiếm khi nhiều nhà máy đã dừng sản xuất phôi ở một số lò từ năm trước. Ngoài ra, các nhà máy phải trả đơn hàng đã ký từ trong năm, làm giá thép tăng cục bộ do nguồn cung ít.

Nguyên liệu đầu vào tăng nhiều cũng khiến các nhà máy trong nước nâng giá bán để giảm lỗ. Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, giá than cốc đang có xu hướng tăng trở lại kể từ tháng 11/2022 đến nay. Thép phế liệu vào đầu tháng 3 tăng 13 USD 1 tấn so với tháng trước. Thép cán nóng HRC cũng tăng 24 USD.

* Giá lợn hơi liên tục giảm

Từ quý IV/2022 đến nay, giá lợn hơi liên tục giảm và đứng ở mức thấp. Nguồn cung tăng, nhu cầu thấp khiến giá heo hơi chưa thể bật tăng trở lại.

Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2023 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 31/3, ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, việc giảm giá lợn hơi trước hết không phải chỉ ở Việt Nam mà là xu hướng tác động toàn cầu do dịch Covid-19 gây đứt gãy.

So với cùng kỳ năm 2020, 2021, giá lợn hơi hiện đang giảm khoảng 40 - 45%.

So với cùng kỳ năm 2020, 2021, giá lợn hơi hiện đang giảm khoảng 40 - 45%.

Đơn cử như Trung Quốc, trước kia giá cao hơn Việt Nam 25 - 27 nghìn đồng/kg, giờ giá ngang với Việt Nam, khoảng 2,1 USD/kg lợn hơi. Tương tự, Philipines, Thái Lan cũng có giá thấp như vậy.

Nguyên nhân là do nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bị tác động bởi Covid-19 bị đứt gãy đã đẩy giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao liên tục, và đến thời điểm này cũng chưa thể khẳng định được đến khi nào thì giá thức ăn chăn nuôi ổn định trở lại.

Thêm vào đó, sức mua của người tiêu dùng giảm. Trong khi đó, sức sản xuất của người dân ở quy mô nông hộ, trang trại do áp dụng công nghệ nên năng suất, chất lượng được cải tiến và tăng cao.

Theo nhiều hộ chăn nuôi, giá lợn hơi từ cuối năm 2022 đến nay liên tục giảm, chưa có dấu hiệu tăng trở lại. So với cùng kỳ năm 2020, 2021, giá lợn hơi hiện đang giảm khoảng 40 - 45%.

Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi chẳng những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng, khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Đến thời điểm này, giá cám tăng trên 100.000 đồng/bao 50 kg, hiện ở mức 350.000 đồng/bao cho lợn sinh sản; trên 400.000 đồng/bao 50 kg cho lợn thịt.

Với mức giá thức ăn này cộng với công chăm sóc thì trung bình mỗi con lợn từ lúc bắt đầu nuôi đến khi xuất chuồng chi phí khoảng 5,5 triệu đồng/con, trong khi trước đây chi phí này chỉ khoảng 3,5 - 4 triệu đồng/con. Với giá lợn xuống thấp như hiện nay, người chăn nuôi thua lỗ và rất cẩn thận trọng trong việc tái đàn.

Tin mới