Hưng Nguyên: Hơn 33 ha lúa bị nhiễm đạo ôn

(Baonghean.vn) - Những ngày qua thời tiết diễn biến phức tạp, trời âm u, sáng sớm có mưa phùn, độ ẩm không khí cao đã tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại trên các trà lúa xuân chính vụ.

cán bộ kỹ thuật chi cục và trạm bảo vệ thực vật Hưng Nguyên kiểm tra, lấy mẫu đánh giá mức độ gây hại của bệnh đạo ôn để hướng dẫn nông dân phun trừ
Cán bộ kỹ thuật Chi cục và Trạm bảo vệ thực vật Hưng Nguyên kiểm tra, lấy mẫu đánh giá mức độ gây hại của bệnh đạo ôn để hướng dẫn nông dân phun trừ

Theo thông báo của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hưng Nguyên, đến thời điểm này toàn huyện đã có 33,8 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn, trong đó có 1,9 ha nhiễm bệnh trung bình, 0,2 ha nhiễm nặng; cá biệt có ổ bệnh lên đến 20-35% số lá bị bệnh. Trong đó có 24,6ha nhiễm trung bình, 2,5ha nhiễm nặng. Bị nhiễm bệnh đạo ôn mạnh chủ yếu trên các giống như NX30, Xi23, Xi33, P6,AC5...

nông dân Hưng Tân phun trtr]f đạo ôn hại lúa thu
Nông dân Hưng Tân phun trừ đạo ôn hại lúa thu

Diện tích lúa bị nhiễm đạo ôn tập trung chủ yếu ở các xã Hưng Nhân, Hưng Lợi, Hưng Phú, Hưng Nhân, Hưng Thông, Hưng Tân và Hưng Thịnh. Hiện Trạm Bảo vệ thực vật đã cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám sát đồng ruộng, kiểm tra hướng dẫn nông dân các xã  dùng các loại thuốc đặc trị như BEAM 75WP, Kabin 30WP, Vista 72,5WP, Kanata, pilia.... để phun trừ kịp thời, không để lan ra diện rộng. 

Triệu chứng bệnh đạo ôn

Bệnh hại ở các bộ phận trên cây nhưng rõ nhất trên lá, cổ bông, đốt thân.

- Trên lá lúa: vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt. Về sau vết bệnh lớn dần có hình thoi, rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu, ở giữa vết bệnh màu xám tro, xung quanh nâu đậm, phần tiếp giáp với mô khỏe có màu nâu nhạt. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau làm cho lá bị cháy, nơi bị nhiễm nặng có thể bị cháy rụi hoàn toàn, bộ rễ bị thối và lúa không hồi phục

- Trên đốt thân: vết bệnh màu nâu bao quanh đốt thân làm đốt khô, teo lại. Các đốt thân gần gốc bị mục ra làm cho gốc bị gãy đổ.

- Cổ bông, cổ gié: vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen đoạn cổ giáp tai lá về sau lớn dần làm cổ bông héo, bông lúa trắng hoặc lép lửng.

- Trên hạt :vết bệnh không định hình, có màu nâu xám. Nấm đen ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn truyền bệnh sang vụ khác.

                    Thanh Tâm 

TIN LIÊN QUAN

Tin mới