Ngắm một số cổng làng xưa và nay ở xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Trong tâm thức của mỗi người Việt, cổng làng có một ý nghĩa hết sức quan trọng bởi sau đó là cộng động, gia tộc, là tình làng nghĩa xóm bền chặt. Thăm lại những chiếc cổng làng xưa, gợi cho chúng ta nhiều ký ức. Và cả những nỗi nao nao, khi biết rằng, dấu xưa đã phai nhạt rất nhiều...

Cổng làng của làng Vĩnh Yên được xây dựng vào năm Đinh Sửu 1937. Đây là một trong những cổng làng cũ hiếm hoi còn giữ được tại xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu
Cổng làng của làng Vĩnh Yên được xây dựng vào năm Đinh Sửu 1937. Đây là một trong những cổng làng cũ hiếm hoi còn giữ được tại xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu. Trước cổng có một dòng chữ bằng Tiếng Pháp.
Cổng được xây bằng đá sò mỹ, một loại đá vốn đã được đông kết sẵn ở dưới đất. Người dân trong xã kể rằng, trước đây người Pháp xây dựng trong làng 2 cổng, cổng trước và cổng sau. Và chỉ những người thuộc tầng lớp quan lại mới được đi qua chiếc cổng này. Bên cổng, còn có một chiếm điếm để lính canh gác.
Cổng được xây bằng đá sò, loại đá vốn đã được đông kết sẵn ở dưới đất. Người dân trong xã kể rằng, trước đây người Pháp xây dựng trong làng 2 cổng, cổng trước và cổng sau. Và chỉ những người thuộc tầng lớp quan lại mới được đi qua chiếc cổng này. Bên cổng, còn có một chiếc điếm để lính canh gác. 
Đây là một trong những chiếc cột còn sót lại của cổng đình làng Phù Xã ( xã Hưng Xã, huyện Hưng Nguyên)
Đây là một trong những chiếc cột còn sót lại của cổng đình làng Phù Xá ( xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên).
Người dân nơi đây vẫn chưa quên được hững năm 20 của thế kỷ trước, là nơi thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của phủ Hưng Nguyên. Ngày 12/9/1930, hơn 8.000 nông dân Hưng Nguyên tập trung tại đây, trước khi kéo ra phủ Hưng Nguyên để đòi quyền lợi cho dân cày – khởi đầu cho phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931.
Người dân nơi đây vẫn chưa quên được những năm 20 của thế kỷ trước, đây chính là nơi thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của phủ Hưng Nguyên. Ngày 12/9/1930, hơn 8.000 nông dân Hưng Nguyên tập trung tại đây, trước khi kéo ra phủ Hưng Nguyên để đòi quyền lợi cho dân cày - khởi đầu cho phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931.
Dấu thời gian đã phủ đầy trên di tích cũ
Dấu thời gian đã phủ đầy trên di tích cũ.
Cổng phủ Tương là một công trình đặc sắc còn giữ lại được ở huyện miền núi Tương Dương.Cổng Phủ Tương Dương được xây bằng gạch nung, nhiều chỗ đã bị bong tróc, mặt hướng ra ngã 3 sông- địa điểm hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để “khai sinh” dòng sông Lam. Phía bên kia, ở doi đất nằm giữa ngã 3 sông là đền Cửa Rào, nơi thờ Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài (đời Trần), người đã chiến đấu và ngã xuống tại vùng đất này để bảo vệ biên cương, bờ cõi. Nằm ở vị trí ấy, cổng Phủ Tương Dương càng thể hiện rõ giá trị lịch sử và cần được bảo vệ.
Cổng phủ Tương ở xã Xá Lượng, huyện Tương Dương là một công trình kiến trúc cổ còn giữ lại được ở huyện miền núi này. Cổng  được xây bằng gạch nung,  mặt hướng ra ngã 3 sông- địa điểm hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ. 
Mỗi chiếc cổng được thiết kế với những hình dáng khác nhau. Cùng với đó, cùng với điều kiện của mỗi địa phương, giá trị của những chiếc cổng cũng hết sức khác biệt. Cổng làng côi là một trong những cổng làng lớn nhất của huyện Hưng Nguyên với giá trị gần 500 triệu đồng
Ngày nay, nhiều làng khôi phục xây lại cổng làng như nhắc nhở con cháu về quê hương, dòng tộc. Mỗi chiếc cổng được thiết kế với những hình dáng khác nhau. Tùy vào điều kiện của mỗi địa phương, giá trị của những chiếc cổng cũng hết sức khác biệt. Cổng làng Cần là một trong những cổng làng lớn nhất của huyện Hưng Nguyên với giá trị gần 500 triệu đồng.
Đồ sộ hơn cổng làng Quỳnh Đôi được xây dựng gần 3 tỷ đồng và là một trong những chiếc cổng làng có giá trị lớn nhất hiện nay
Đồ sộ hơn, cổng làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu) vừa khánh thành đầu năm 2016.
Những chiếc cổng làng, xưa và nay gợi cho chúng ta nhiều kỷ niệm về quá khứ.
Những chiếc cổng làng, xưa và nay gợi cho chúng ta nhiều kỷ niệm về quá khứ, kết nối với hiện tại và tương lai để gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa...

 Song Hoàng

TIN LIÊN QUAN

Tin mới