Nghề phụ giúp phụ nữ người Mông ở Nghệ An kiếm thu nhập đều đặn lúc nông nhàn

(Baonghean.vn) - Xuất hiện cách đây chưa lâu, nhưng nghề gia công các tấm thổ cẩm giúp cho phụ nữ trong các bản người Mông ở huyện Kỳ Sơn có thu nhập khá đều đặn.
Người Mông ở Nghệ An không phát triển nghề dệt. Họ chủ yếu mua váy áo từ Lào và gần đây thì mua từ các địa phương khác có người Mông sinh sống. Tuy nhiên, do nhu cầu sinh hoạt nên trong bản của người Mông ở Nghệ An cũng có nghề thêu. Ảnh: Hữu Vi

Người Mông ở Nghệ An không phát triển nghề dệt. Họ chủ yếu mua váy áo từ Lào và gần đây thì mua từ các địa phương khác có người Mông sinh sống. Tuy nhiên, do nhu cầu sinh hoạt nên trong bản của người Mông ở Nghệ An cũng có nghề thêu. Ảnh: Hữu Vi

Tháng Ba âm lịch, trước mùa phát rẫy được xem là dịp nông nhàn của phụ nữ Mông. Trước cửa những ngôi nhà luôn xuất hiện những phụ nữ với kim chỉ và những tấm thổ cẩm trong tay đang miệt mài thêu. Ảnh: Đình Tuyên

Tháng Ba âm lịch, trước mùa phát rẫy được xem là dịp nông nhàn của phụ nữ Mông. Trước cửa những ngôi nhà luôn xuất hiện những phụ nữ với kim chỉ và những tấm thổ cẩm trong tay đang miệt mài thêu. Ảnh: Đình Tuyên

Những phụ nữ ở bản Huồi Giảng 1, xã Tây Sơn và bản Trung Tâm, xã Mường Lống cho biết họ đang gia công những tấm thổ cẩm được đặt hàng từ Lào. Mỗi tấm thổ cẩm khi hoàn thành, thợ thêu được trả công khoảng 60.000 kíp Lào(khoảng 150.000 đồng tiền Việt). Ảnh: Hữu Vi

Những phụ nữ ở bản Huồi Giảng 1, xã Tây Sơn và bản Trung Tâm, xã Mường Lống cho biết họ đang gia công những tấm thổ cẩm được đặt hàng từ Lào. Mỗi tấm thổ cẩm khi hoàn thành, thợ thêu được trả công khoảng 60.000 kíp Lào(khoảng 150.000 đồng tiền Việt). Ảnh: Hữu Vi

Lầu Y Nhìa, thợ thêu 32 tuổi tại bản Trung Tâm, xã Mường Lống cho biết, một ngày có thể hoàn thành được 1 tấm thổ cẩm để giao cho khách. Tại mỗi phiên chợ diễn ra vào Chủ nhật hàng tuần, các thợ thêu sẽ giao những tấm thổ cẩm đã hoàn thành và nhận tiền công. Họ có thể nhận thêm vải, chỉ thêu về gia công tiếp. Ảnh: Đình Tuyên

Lầu Y Nhìa, thợ thêu 32 tuổi tại bản Trung Tâm, xã Mường Lống cho biết, một ngày có thể hoàn thành được 1 tấm thổ cẩm để giao cho khách. Tại mỗi phiên chợ diễn ra vào Chủ nhật hàng tuần, các thợ thêu sẽ giao những tấm thổ cẩm đã hoàn thành và nhận tiền công. Họ có thể nhận thêm vải, chỉ thêu về gia công tiếp. Ảnh: Đình Tuyên

Thổ cẩm với những hình thêu vuông và hình thoi là những bông hoa cách điệu được người phụ nữ Mông ưa thích. Sau khi nhận những tấm thêu gia công này, các thợ may trang phục ở Lào sẽ kết hợp cùng những bộ phận khác tạo thành váy, áo, mũ. Ảnh: Hữu Vi

Thổ cẩm với những hình thêu vuông và hình thoi là những bông hoa cách điệu được người phụ nữ Mông ưa thích. Sau khi nhận những tấm thêu gia công này, các thợ may trang phục ở Lào sẽ kết hợp cùng những bộ phận khác tạo thành váy, áo, mũ. Ảnh: Hữu Vi

Chính vì sự kỳ công này mà một bộ trang phục của phụ nữ dân tộc Mông thường rất đắt tiền. "Mỗi bộ có thể lên đến 15 triệu đồng tiền Việt" - chị Lầu Y Nhìa tiết lộ. Ảnh: Đình Tuyên

Chính vì sự kỳ công này mà một bộ trang phục của phụ nữ dân tộc Mông thường rất đắt tiền. "Mỗi bộ có thể lên đến 15 triệu đồng tiền Việt" - chị Lầu Y Nhìa tiết lộ. Ảnh: Đình Tuyên

Nghề thêu có từ lâu trong cộng đồng người Mông ở Nghệ An. Tuy nhiên, gần đây nghề này phát triển hơn do chợ phiên Nậm Cắn hoạt động thường xuyên hơn. Sự phát triển của giao thông, mạng Internet cũng giúp việc giao thương thuận lợi tạo điều kiện phát triển nghề thủ công này. Ảnh: Hữu Vi

Nghề thêu có từ lâu trong cộng đồng người Mông ở Nghệ An. Tuy nhiên, gần đây nghề này phát triển hơn do chợ phiên Nậm Cắn hoạt động thường xuyên hơn. Sự phát triển của giao thông, mạng Internet cũng giúp việc giao thương thuận lợi tạo điều kiện phát triển nghề thủ công này. Ảnh: Hữu Vi

Vốn tính cần cù, những ngày nông nhàn của phụ nữ Mông cũng trở nên bận rộn. "Mình chỉ mong có nhiều đơn hàng hơn" - chị Mùa Y Hùa, thợ thêu 41 tuổi ở bản Huồi Giảng 1, xã Tây Sơn (Kỳ Sơn) chia sẻ. Ảnh: Đình Tuyên

Vốn tính cần cù, những ngày nông nhàn của phụ nữ Mông cũng trở nên bận rộn. "Mình chỉ mong có nhiều đơn hàng hơn" - chị Mùa Y Hùa, thợ thêu 41 tuổi ở bản Huồi Giảng 1, xã Tây Sơn (Kỳ Sơn) chia sẻ. Ảnh: Đình Tuyên

Tin mới