Khiêng cỗ đi lễ Khai hạ

Người dân mổ bò, lợn làm lễ khai hạ đầu Xuân

(Baonghean.vn) - Sáng 16/2 ( tức ngày 7, tháng Giêng, năm Giáp Thìn), nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức lễ khai hạ đầu Xuân thu hút đông đảo người dân tham gia.

bna-1-4648.jpg
Tại huyện Thanh Chương, để chuẩn bị cho lễ khai hạ, những ngôi đền ở các xóm, các xã, được người dân quét dọn, sửa sang, trang hoàng cờ hoa đầy đủ. Ảnh: Huy Thư
bna-2-8387.jpg
Người dân xóm Tiên Quánh, xã Đồng Văn (Thanh Chương) đã chung tay mổ bò, mổ lợn, hông xôi làm cỗ cúng lễ khai hạ đầu Xuân. Ảnh: Huy Thư
bna-3-9605.jpg
Được biết chiều mồng 6 Tết, tại nhà văn hóa xóm Tiên Quánh, bà con đã mổ bò. Đêm qua, thanh niên trong xóm đã tập trung dựng bếp, thổi than, quay bò cả con, nướng thịt bò một cách chu đáo. Ảnh: Huy Thư
bna-4-4602.jpg
Sáng ngày 7 tháng Giêng, sau khi chuẩn bị cỗ lễ xong xuôi, người dân địa phương đã cử các thanh niên trai tráng khiêng cỗ về đến Quản Lĩnh gồm 1 mâm xôi, 1 mâm hoa quả và 1 con bê đã quay chín vàng. Ảnh: Huy Thư
bna-5-5314.jpg
Dịp lễ khai hạ người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương) thường gác mọi công việc riêng tư, tập trung về các ngôi đền trong xã như đền Quản Lĩnh, đền Bảo An, đền Cao Sơn... để dự lễ. Lúc về đền, bà con thường chuẩn bị lễ vật như hoa quả, bánh kẹo, hương vàng... để dâng lên các vị thần linh. Trong buổi lễ này, người dân còn tự nguyện đóng góp hàng chục triệu đồng tiền công đức để tu bổ, xây dựng đền làng. Ảnh: Huy Thư
bna-7-2246.jpg
Lễ vật cúng lễ khai hạ tại các ngôi đền khá đầy đủ, ngoài bê quay, lợn quay, xôi hông, gà luộc, còn có hoa quả, bánh kẹo, đồ mã ... Ông Nguyễn Sơn ở xóm Tiên Quánh, xã Đồng Văn (Thanh Chương) chia sẻ: Sáng nay, ông chuẩn bị lễ vật để đến thắp hương, dự lễ khai hạ ở 2 ngôi đền gần nhà. Theo ông Sơn, ra Tết, sau khi tổ chức lễ Khai hạ xong, con em trong vùng mới lên đường đi làm ăn xa. Ảnh: Huy Thư
bna-7-8756.jpg
Lễ khai hạ ở các đền được diễn ra một cách trang trọng với đầy đủ các nghi thức cổ truyền (cung tiến lễ vật, dâng hương, dâng rượu, bái lạy, tấu văn, hóa vàng...) . Ban hành lễ (xướng lễ, chủ tế, bồi tửu, đội nhạc... mặc trang phục truyền thống. Trong ảnh: Lễ cúng khai hạ tại đền Quản Lĩnh xã Đồng Văn (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư
bna-8-794.jpg
Văn cúng trong lễ khai hạ thể hiện lòng biết ơn của người dân đối với các vị thần đã có công hộ quốc an dân, che chở cho xóm làng, mong muốn tiếp tục nhận được sự phù hộ, độ trì của các đấng thần linh trong năm mới. Người đọc tấu văn trong lễ Khai hạ thường có giọng truyền cảm, lắng đọng. Trong ảnh: Lễ cúng khai hạ tại đền Bảo An xã Đồng Văn (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư
bna-9-1133.jpg
Sau lễ tế, bà con nhân dân thành kính dâng hương thể hiện lòng biết ơn đối với các vị thần, thành hoàng, cầu mong một năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, công việc hanh thông. Dịp này, không chỉ ở Thanh Chương mà nhiều huyện, thị trong tỉnh, người dân các địa phương cũng đã tổ chức lễ Khai hạ ở các đền, đình một cách trang trọng. Ảnh: Huy Thư
bna-10-4880.jpg
Sau lễ khai hạ, các gia đình dựng nêu đón Tết đã hạ nêu, chính thức kết thúc những ngày vui Tết đón Xuân, bắt đầu ra đồng sản xuất. Lễ khai hạ đầu Xuân là nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương, dân tộc, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cộng đồng sâu sắc. Ảnh: Huy Thư
Lễ khai hạ tại xã Đồng Văn (Thanh Chương). Video: Huy Thư

Tin mới