Nhộn nhịp làng nghề bánh đa Dinh Chu ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Làng Dinh Chu xã Thanh Tường (Thanh Chương) từ lâu đã nổi tiếng với nghề bánh đa truyền thống, chất lượng thơm ngon. Làng đang vào vụ sản xuất chính cung cấp cho thị trường tết. Sản phẩm của làng, không chỉ bán “chạy” trong tỉnh, mà còn được khách hàng nhiều vùng, miền trên cả nước ưa thích, kể cả ra nước ngoài.

Làng nghề
Làng bánh Dinh Chu được UBND tỉnh công nhận là làng nghề từ năm 2007, hiện làng có khoảng 150 hộ theo nghề bún bánh, trong đó hơn 100 hộ sản xuất bánh đa, phân bố ở các xóm 1,2,3,4,5. (Trong ảnh: Chị Nguyễn Thị Liên (41 tuổi, xóm 5), anh Nguyễn Quang Điệp (35 tuổi, xóm 4) đang tranh thủ nắng trưa mùa Đông ngắn ngủi để trở bánh. 
X
Bánh đa ở đây làm từ gạo Khang Dân, sau khi ngâm vài giờ, gạo được đưa vào máy xay nhỏ thành hỗn hợp loãng, trước kia đây là công đoạn tốn sức nhất vì phải xay bằng cối đá.
B
Hỗn hợp bột loãng, sau khi xay cùng với nước  thêm vừng đen, gia vị, trộn lẫn, khuấy đều. Cứ 10 kg gạo thì 3kg vừng, gia vị chủ yếu là tỏi, tiêu, bột canh, mì chính… được gia giảm tùy vào bí quyết của mỗi nhà nghề. Trong lúc tráng bánh, cần xem độ loãng đặc của hỗn hợp, nếu hỗn hợp đặc quá thì khó tráng, còn loảng quá thì bánh sẽ mỏng.
Một trong những nguyên liệu quan trọng làm nên gia vị của bánh đa Dinh Chu là tỏi, ớt tiêu và một số bí quyết gia truyền khác.
Gia vị chủ yếu của bánh là tỏi, tiêu, bột canh, mì chính… được gia giảm tùy vào bí quyết của mỗi nhà nghề. Trong ảnh, bà Nguyễn Thị Bình (62 tuổi, xóm 4) - người có thâm niên 45 năm gắn bó với nghề bánh đa cùng cháu trai đang bóc tỏi, chuẩn bị cho mẻ bánh mới.
B
Nghề bánh đa tuy không nặng nhọc nhưng cũng phải thức khuya dậy sớm, từ 4h sáng, người làng đã bắt đầu tráng bánh, công việc kéo dài tới quá trưa, ăn trưa lúc 2h chiều là chuyện thường tình.(Trong ảnh, chị Trịnh Thị Hương (41 tuổi, xóm 5) – con dâu bà Bình, về giúp mẹ tráng bánh).
B
Đưa bánh ra phơi chừng 1 tiếng đồng hồ là phải trở, sau 4 -5 tiếng là khô. Bánh không được phơi quá khô, sẽ cong giòn, dễ gãy, khó ép phẳng.  Bánh sau khi phơi về, để nguyên trên phên, xếp chồng lên nhau, ép 1 vật nặng chừng vài giờ cho phẳng, sau đó mới gỡ ra, xếp lại, kiểm đếm và đóng gói.
M
Làng Dinh Chu có lịch sử lâu đời, hình ảnh người dân phơi bánh đa dưới những mái vòm nhà thờ, cổng làng đã trở thành nét đẹp của làng.
n
 Để làm nên chiếc bánh đa ngon, ngoài lựa chọn gạo, nêm gia vị, thì cách quạt bánh cũng không kém phần quan trọng. Cần có than đượm, trở lật đều tay để bánh chín đều. Nướng bánh trong kẹp thì phẳng hơn, thuận lợi cho đống gói, nhưng không xốp bằng nướng tự do.
B

 Bánh đa Dinh Chu được tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh và nhiều địa phương ở trong cả nước. Tuy không được như dân gian nói “một vốn bốn lời” nhưng nghề bánh đa cũng góp phần làm nên diện mạo mới cho làng Dinh Chu, nhiều gia đình nhờ bánh đa mà xây dựng được nhà cửa khang trang, nuôi được con cái vào đại học (trong ảnh: Anh Nguyễn Quang Điệp chở hàng đi gửi cho khách).

 Huy Thư 

TIN LIÊN QUAN
                     

-

Tin mới