Những mô hình thu nhập hàng trăm triệu ở Giang Sơn Đông

 (Baonghean) - Giang Sơn Đông thuộc vùng miền núi khó khăn của huyện Đô Lương, được tách ra từ xã Giang Sơn cũ. Toàn xã có quỹ đất nông nghiệp rộng trên 450ha/1800 ha đất tự nhiên, chủ yếu là đất vườn đồi. Mấy năm trở lại đây, để nâng cao thu nhập cho người dân, xã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chú trọng việc xây dựng nhiều mô hình kinh tế đa dạng để tạo sức lan tỏa trong phong trào xây dựng nông thôn mới….

Sau dồn điền đổi thửa, nông dân xã Giang Sơn Đông chủ đu tư sản xuất quy mô lớn. Rõ nét nhất là dồn đổi đất màu để phát triển cánh đồng rau màu thu nhập cao. Mô hình rau màu của anh Trần Văn Thiện- Xóm Yên Tân heienj có 1,5 ha chuyên trồng rau các loại, bí xanh, bí đỏ các loại cho thu nhập bình quân 100 triệu đồng/ha/năm
Sau dồn điền đổi thửa, nông dân xã Giang Sơn Đông chủ động đầu tư sản xuất quy mô lớn. Rõ nét nhất là dồn đổi đất để phát triển cánh đồng rau màu thu nhập cao tại xóm Hòa Bình, Tây Xuân, Yên Tân. Mô hình của anh Trần Văn Thiện - xóm Yên Tân có 1,5 ha chuyên trồng rau, bí xanh, bí đỏ các loại cho thu nhập bình quân 100 triệu đồng/ha/năm.
Cây mía hàng hóa được khẳng định thế mạnh trên các vùng đất hoang hóa, đồi vệ. Toàn xã hiện đã phát triển đạt trên 60 ha mía, tập trung ở Xóm Phố,Liên Giang, Hòa Bình, Thị Tứ, mang về nguồn thu nhập 200 triệu đồng/ha/năm. Bà Nguyễn Thị Túc-Xóm Phố, cho biết: Gần 10 năm gắn bó với cây mía hàng hóa cho thấy mía là cây trồng phù hợp, năng suất đạt 4 tấn/sào, bình quân thu nhập đạt 10 triệu đồng/sào, tăng gấp 5 lần so với trồng ngô, khoai trước đó
Cây mía hàng hóa được khẳng định thế mạnh trên các vùng đất hoang hóa, đồi vệ. Toàn xã hiện đã phát triển đạt trên 60 ha mía, tập trung ở Xóm Phố, Liên Giang, Hòa Bình, Thị Tứ, mang về nguồn thu nhập 200 triệu đồng/ha/năm. Bà Nguyễn Thị Túc - xóm Phố, cho biết: Gần 10 năm gắn bó với cây mía, bình quân thu nhập đạt 10 triệu đồng/sào, tăng gấp 5 lần so với trồng ngô, khoai trước đó. 
Nét đột phá mới về cây con trong nông nghiệp tại Giang Sơn Đông là việc đưa cây bưởi Diễn trồng trên các khu đất đồi. Toàn xã đã phát triển nhiều mô hình trồng bưỡi Diễn ỏ Xuân Thịnh, Nam Tâm cho thu nhập 250-300 triệu đồng/mô hình/năm. Bưởi Diễn được người dân trực tiếp chọn giống tại Viện giống cây trồng Trung ương, quả đẹp, ngọt mềm, thơm ngon nên khách hàng trong và ngoại tỉnh đặt mua tận vườn. Hộ ông Đào Danh Bảy xóm Xuân Thịnh hiện trồng gần 800 gốc bưởi Diễn, mô hình cho thu nhập trên 9000 quả/năm, lãi ròng 300 triệu đồng/năm.
Giang Sơn Đông còn đưa cây bưởi Diễn trồng trên các khu đất đồi. Nhiều mô hình trồng bưởi Diễn ở Xuân Thịnh, Nam Tâm cho thu nhập 250-300 triệu đồng/mô hình/năm. Hộ ông Đào Danh Bảy xóm Xuân Thịnh hiện trồng gần 800 gốc bưởi Diễn, lãi khoảng 300 triệu đồng/năm.   
Tân dụng quỹ đất vườn đồi, người dân Giang Sơn Đông chủ động trồng ngô, xoài, sắn để làm thức ăn cho chăn nuôi hàng hóa
Tân dụng quỹ đất vườn đồi, người dân Giang Sơn Đông chủ động trồng ngô, sắn để làm thức ăn cho chăn nuôi hàng hóa.
Nhiều mô hình chăn nuôi Việt Gáp đã góp phần xác lập vị thế của ngành chăn nuôi tại địa phương. Toàn xã hiện có 60 hộ chăn nuôi theo mô hình, trong đó có 12 hộ nuôi gà, 48 hộ nuôi lợn với tổng đàn đạt trên 6 ngàn con lợn, 105 ngàn con gia cầm/năm. Mô hình nuôi gà cỏn thả vườn của hộ anh Bùi Văn Quang-Xóm Phương Đông hiện có quy mô 6000 con/năm được triển khai nuôi từ năm 2010 theo dự án đầu tư Lifsap, đạt thu nhập lãi ròng 130 triệu đồng/năm
Nhiều mô hình chăn nuôi ViệtGAP góp phần xác lập vị thế của ngành chăn nuôi tại địa phương. Toàn xã hiện có 60 hộ chăn nuôi theo mô hình, trong đó có 12 hộ nuôi gà, 48 hộ nuôi lợn với tổng đàn đạt trên 6.000 con lợn, 105.000 con gia cầm/năm. Mô hình nuôi gà cỏ thả vườn của hộ anh Bùi Văn Quang - xóm Phương Đông hiện có quy mô 6.000 con/năm được triển khai từ năm 2010 đến nay.

                                                                          Lương Mai 

TIN LIÊN QUAN

Tin mới