Phương Tây phản đối Ukraine tấn công Crưm, tên lửa Mỹ đi chệch hướng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Một đại diện của Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, nhiều chính trị gia cấp cao phương Tây cảnh báo Ukraine không nên giành lại bán đảo Crưm bằng vũ lực.

Bán đảo Crưm đã sáp nhập vào lãnh thổ của Nga hồi năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý.

Phát biểu với hãng tin PAP hôm 6/5, bà Tamila Tasheva, người phụ trách các vấn đề liên quan đến bán đảo Crưm, cho hay việc Kiev chuẩn bị cho một cuộc phản công quy mô lớn đã làm dấy lên các cuộc thảo luận ở phương Tây về những tác động tiềm tàng.

Hình ảnh vụ tấn công vào bán đảo Crưm hồi tháng 8/2022. Ảnh: The Times

Hình ảnh vụ tấn công vào bán đảo Crưm hồi tháng 8/2022. Ảnh: The Times

"Một số chính trị gia phương Tây, chứ không phải các nước phương Tây, đang cảnh báo Ukraine. Họ nói rằng, việc giành lại Crưm có thể dẫn đến một cuộc chiến hạt nhân", bà Tasheva nói.

Cũng theo bà Tasheva, một số chính trị gia đã đặt câu hỏi về việc liệu Crưm có thực sự là một phần của Ukraine hay không. "Theo họ, chúng tôi nên từ bỏ hoàn toàn việc giành lại bán đảo này", bà cho biết.

Tên lửa Mỹ đi chệch hướng

CNN dẫn các nguồn tin của Mỹ, Anh và Ukraine cho biết, những tháng gần đây, Nga đã sử dụng công nghệ gây nhiễu khiến hệ thống pháo phản lực HIMARS mà Mỹ hỗ trợ cho Ukraine đi chệch hướng.

Cũng theo CNN, hành động của Nga làm cho các loại đạn sử dụng GPS dẫn đường "hoạt động ngày càng kém hiệu quả".

HIMARS, có thể tấn công mục tiêu cách xa 80 km, là một trong những hệ thống vũ khí tối tân nhất mà Mỹ cung cấp cho Ukraine kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt. Mỹ đã hỗ trợ cho Ukraine 38 hệ thống HIMARS.

Một quan chức Lầu Năm Góc nói rằng, Mỹ đang giúp Ukraine đối phó với các hệ thống gây nhiễu của Nga bằng cách điều chỉnh phần mềm nhắm mục tiêu, và "liên tục ngắt hoạt động để duy trì hiệu quả".

Tin mới