Sạt lở bờ sông sát tận nhà 'đe doạ' hàng chục hộ dân ở Anh Sơn

Sạt lở bờ sông sát tận nhà 'đe doạ' hàng chục hộ dân ở Anh Sơn

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Sau mưa lớn, đất đá dọc bờ sông Lam đoạn chạy qua cầu Tri Lễ (xóm 1, xã Lạng Sơn, Anh Sơn) bị sạt lở nghiêm trọng. 

Clip: Thu - Phúc
bna_từ cầu nhìn xuống.JPG
Sáng 5/10, chúng tôi có mặt tại điểm sạt lở bờ sông Lam đoạn qua xóm 1, xã Lạng Sơn (Anh Sơn). Đứng trên cầu Tri Lễ nhìn xuống, dọc đoạn sông này, nền đất bị sạt lở tan hoang, ngoặm sâu sát nhà dân. Ảnh: Hoài Thu
bna_anh Linh.JPG
Theo phản ánh của người dân, trong các ngày 3, 4/10, nước sông Lam rút sau những ngày dâng cao đã kéo theo cả hàng nghìn m3 đất đá xuống lòng sông, tạo nên cảnh sạt lở kinh hoàng. Gia đình anh Nguyễn Quang Linh (trong ảnh) có diện tích đất 700m2, qua 2 lần sạt lở nay chỉ còn khoảng 400m2. Ảnh: Thanh Phúc
bna_sạt lở Lạng Sơn HT4.JPG
Đất đá vẫn tiếp tục sập xuống sông theo các vết nứt ngày càng nhiều. Ảnh: Hoài Thu
bna_sạt lở Lạng Sơn HT6.JPG
Nền đất yếu, những vết nứt sâu hoắm kéo dài dọc theo vườn nhà của 10 hộ gia đình. Ảnh: Hoài Thu
bna_chuồng gà.jpg
Sự cố sạt lở cuốn theo nhiều công trình phụ của người dân như chuồng gà, kho đựng nông cụ, đất vườn trồng rau…Ảnh: Thanh Phúc
bna_sạt lở cận nhà dân.JPG
10 hộ gia đình này vốn là dân vạn chài. Năm 1997, các hộ dân lần lượt “lên bờ”, mua đất của xã để định cư. Hộ nhiều thì 700 - 800m2, hộ ít cũng 150 - 200m2, nay, sau sạt lở, đất của các hộ đều bị thu hẹp, chỉ còn một nửa hoặc 2/3 so với diện tích trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Ảnh: Hoài Thu
bna_sạt lở Lạng Sơn HT2.JPG
Ông Nguyễn Đình Cả, xóm trưởng xóm 1, xã Lạng Sơn cho biết: “Tình trạng sạt lở diễn ra nhiều năm nay. Mỗi năm sạt lở một ít nhưng lần này là nghiêm trọng nhất. Sạt lở đã lấn sát nhà dân, nếu mưa to sẽ rất nguy hiểm. Đe doạ tính mạng và tài sản của nhân dân”. Ảnh: Thanh Phúc
bna_1.JPG
Người dân hiện đang rất lo lắng, bất an. Ảnh: Hoài Thu
bna_ngoạm sâu.JPG
Nhìn từ dưới lòng sông lên vết sạt lở đã cao cả chục mét. Ông Phạm Văn Bắc, có nhà sát vết sạt lở cho biết: “Gia đình tôi và nhiều hộ khác mấy hôm nay đêm lo lắng nhà sập, cuốn trôi xuống sông nên chia nhau canh gác, không dám ngủ. Mong muốn của người dân là được các cấp chính quyền quan tâm, sớm có hướng khắc phục cho người dân, kè bờ sông, chống sạt lở”. Ảnh: Thanh Phúc
bna_1111.jpg
Hiện chính quyền xã Lạng Sơn và huyện Anh Sơn đã giăng dây cảnh báo người dân không đi vào khu vực sạt lở. Ông Đặng Ngọc Thiện - Chủ tịch UBND xã Lạng Sơn cho biết: “Qua phản ánh của người dân, ngày 3/10, xã đã cử cán bộ xuống nắm bắt tình hình, thống kê thiệt hại, chăng dây lập ba-ri-e để cảnh báo người dân không ra sinh hoạt, sản xuất ở phần đất sạt lở, tránh nguy hiểm. Đồng thời, báo cáo tình hình lên huyện để có cách khắc phục”. Ảnh: Hoài Thu

Lãnh đạo UBND huyện Anh Sơn cho biết, qua kiểm tra đánh giá sơ bộ, chiều dài sạt lở 120 m, chiều rộng 20m, chiều sâu 12 m, diện tích đất sạt lở ước 15.000m3. Hiện nay các vết nứt đang vào sâu dần, nguy cơ sạt lở tiếp là rất cao. Ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và tính mạng của 10 hộ dân đang sinh sống khu vực đó.

UBND xã đã kiểm tra, làm việc với BCH thôn 1 và các hộ dân bị ảnh hưởng, giao trách nhiệm cụ thể để các hộ dân chủ động di dời tài sản, bảo vệ tính mạng của gia đình, khi có nguy cơ sạt lở tiếp . Đồng thời giăng dây bảo vệ, cấm khu vực nguy cơ sạt lở cao. Hiện huyện Anh Sơn đã làm tờ trình và báo cáo lên UBND tỉnh để xin kinh phí, có phương án khắc phục sớm nhất.

Tin mới