Tên lửa Nga 'đọ' tên lửa Mỹ: Ai thắng?

Sự hiện diện của các hệ thống tên lửa di động có khả năng tiêu diệt cả mục tiêu trên không và trên mặt đất là một lợi thế rất lớn của mỗi Quốc gia. Thử cố gắng tìm ra Tổ hợp tên lửa đa năng nào mạnh hơn, của Nga hay của Mỹ.

Trong trường hợp chiến tranh, các hệ thống tên lửa di động có thể được sử dụng để tấn công, bảo vệ và hỗ trợ lực lượng cơ bản.

Stryker MSL

Stryker MSL là phiên bản sửa đổi từ khung gầm xe thiết giáp chở quân M1126 Stryker nổi tiếng, trong đó khoang chở quân phía sau được sửa đổi để tích hợp module tác chiến gắn tên lửa đa năng AGM-114 Longbow Hellfire.

Sken của Mỹ
Hệ thống Stryker MSL của Mỹ
Tên lửa Longbow Hellfire
Tên lửa Longbow Hellfire của Nga

Điểm đặc biệt là phiên bản tên lửa Hellfire này sử dụng đầu dò radar chủ động có chế độ "phóng và quên" đi kèm "khóa mục tiêu sau khi phóng" thay vì bám chùm laser như thế hệ cũ, giúp nó đảm nhiệm được chứ năng mới là tên lửa phòng không.

Nhờ tốc độ tối đa Mach 1,3 (450 m/s) AGM-114L Longbow Hellfire đủ khả năng tiêu diệt các phương tiện bay có độ linh hoạt thấp như trực thăng, cường kích tốc độ chậm. Bên cạnh đó đầu đạn xuyên giáp nặng 9 kg của nó vẫn còn nguyên, bảo đảm được cả chức năng chống tăng truyền thống.

Hermes

Có thể thấy tính năng của Stryker MSL của Mỹ là khá tiên tiến, tuy nhiên nếu đặt cạnh một hệ thống vũ khí khác của Nga là tên lửa đa năng Hermes đặt trên khung gầm xe tải KamAZ 6x6 của Nga thì nó vẫn chưa thể sánh bằng.

Cuối cùng, cơ số đạn của Hermes trên một khung gầm mang vác lên tới 8 - 24 quả, lớn hơn nhiều so với Stryker MSL của Mỹ. Loại vũ khí này được cho là đã thử lửa tại Syria, trong khi Stryker MSL mới đang trong giai đoạn đánh giá tính năng.

Tin mới