Tiền đồng có thể tiếp tục mất giá 3-5%?

 Theo phân tích của Công ty chứng khoán VPBS, sang năm 2016, những áp lực từ bên ngoài sẽ gia tăng và có thể sẽ tiền Đồng sẽ mất giá thêm 3 tới 5%.
Tỷ giá USD/VND quý III/2015 đã tăng mạnh lên mức cao nhất trong hai năm. Tỷ giá bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ những diến biến thị trường quốc tế bao gồm sự mất giá của đồng nhân dân tệ và quyết định tăng lãi suất của Cục dữ trữ liên bang Mỹ Fed.
 
Trong quý này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh giảm tỷ giá bình quân liên ngân hàng 1% xuống mức giá 21.890 đồng/USD. Bên cạnh đó, NHNN cũng tăng biên độ giao dịch tỷ giá hai lần trong tháng 8. 
Lần đầu vào ngày 12/8, NHNN điều chỉnh biên độ tỷ giá từ +/-1% đến +/-2%. Sau 6 ngày, NHNN tiếp tục tăng thêm biên độ giao dịch tỷ giá USD/VND lên +/-3%. Tính tới cuối quý III/2015, giá trần và mức giá sàn lần lượt là 21.233 đồng/USD và 22.547 đồng/USD.
Sau khi công bố điều chỉnh, tỷ giá đã tăng ngay lập tức tới mức giá trần mới. Tỷ giá chỉ giảm nhẹ sau khi Fed quyết định hoãn tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 9.
Tuy nhiên tỷ giá lại tăng trở lại vì những ý kiến cho rằng Fed sẽ giữ kế hoạch tăng lãi suất trong năm nay và do nhu cầu nắm giữ tiền USD tăng.
Việc tiền Đồng mất giá hiển nhiên hỗ trợ các hoạt đồng xuất khẩu của Việt Nam, ứng phó với sự mất giá của đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế. 
Mặt khác, điều này ảnh hưởng tới thị trường trái phiếu, giảm nhu cầu mua trái phiếu đồng nội tệ và khiến lợi suất trái phiếu tăng. Do vậy sẽ gây áp lực cao tới nguồn thu ngân sách nhà nước, vốn đang bị giảm đáng kể vì giá dầu giảm sâu. 
Kể từ khi tỷ giá USD/VND tăng, giá trị của các khoản nợ ngoại tệ của Việt Nam cũng cao hơn so với trước đây.
Tiền đồng sẽ tiếp tục mất giá trong năm 2016?
So với các nước ASEAN, tiền Đồng là một trong những đồng tiền ổn định nhất sau khi tiền nhân dân tệ phá giá. Kể từ đầu năm 2015, tỷ giá USD/VND tính tới cuối quý III/2015 tăng 5,1%. Trong khi đó, tiền Ringgit của Malaysia bị mất giá tới 25% so với đầu năm, giảm mạnh nhất trong số các đồng tiền của khối ASEAN, tiếp sau đó là tiền Ruphia của Indonesia và tiền Baht của Thái Lan.
Từ nay đến cuối năm, tình hình tỷ giá tất nhiên sẽ phụ thuộc vào những diễn biến của kinh tế thế giới, và quan trọng nhất là quyết định nâng lãi suất của Fed và việc đồng nhân dân tệ có tiếp tục mất giá hay không do nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục tiếp diễn không mấy khả quan. 
Theo đánh giá của Công ty chứng khoán VPBS, có khả năng Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng 12, nhưng rất có thể sẽ trì hoãn cho tới năm 2016. "Diễn biến của đồng nhân dân tệ thì khó dự đoán hơn. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố họ đang dịch chuyển dần sang cơ chế tỷ giá thả nổi theo thị trường, nên việc mất giá có thể tiếp tục xảy ra", VPBS cho biết.
Nếu đồng nhân dân tệ bị mất giá, NHNN sẽ cần đưa ra những đối sách. Tuy nhiên NHNN cũng đang nỗ lực để ổn định tỷ giá. NHNN đã bán ngoại tệ ra thị trường, giảm lãi suất trần tiền gửi USD xuống 0% đối với các tổ chức và 0,25% đối với các cá nhân, ban hành Thông tư 15 khiến các doanh nghiệp khó có thể găm giữ tiền USD, và mới đây đã vay 1 tỷ USD từ VCB bằng cách phát hành trái phiếu dài hạn nhằm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ. 
Theo đó, VPBS cho rằng, với quyết tâm của NHNN, tiền Đồng sẽ giữ giá cho đến cuối năm nay trừ trường hợp đồng nhân dân tệ phá giá mạnh. Tuy nhiên, sang năm 2016, những áp lực từ bên ngoài sẽ gia tăng và có thể sẽ tiền Đồng sẽ mất giá thêm 3% tới 5%.
Theo VOV.VN
TIN LIÊN QUAN

Tin mới