Trắng đêm 'giải cứu' đường sắt Bắc – Nam

Suốt đêm 20/2, cả trăm công nhân đã được huy động để sửa chữa, khắc phục tuyến đường sắt Bắc - Nam sau vụ tai nạn giữa tàu SE2 với xe tải khiến 7 người thương vong.

 » Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
 

Cả trăm công nhân cùng nhiều phương tiện, thiết bị để “giải cứu” tuyến đường sắt bắc- nam trong đêm
Cả trăm công nhân cùng nhiều phương tiện, thiết bị để “giải cứu” tuyến đường sắt Bắc - Nam trong đêm.

Ngay sau khi 9 toa xe lửa không bị hư hỏng nằm phía sau đầu máy được “cắt” để kéo về Ga Thừa Lưu (phía Nam huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế), trong đêm 20/2, ngành đường sắt đã điều động cần cẩu 100 tấn từ Đà Nẵng ra xử lý hiện trường.

Trắng đêm ’giải cứu’ đường sắt bắc – nam - ảnh 1

Theo phương án đưa ra, 6 toa xe, gồm: toa đầu kéo, toa máy và 4 toa xe sẽ được cần cẩu “dẹp” về một bên nhằm thông tuyến đường sắt Bắc - Nam. Sau khi hoàn thành công tác sửa chữa, các toa xe sẽ được đưa lại đường sắt để kéo đi sửa chữa.

Tuy nhiên, sau vụ va chạm khủng khiếp giữa đoàn tàu với xe tải, cả 100 m đường sắt đã bị biến dạng hoàn toàn.

Theo ghi nhận của PV, đoạn đường sắt này bị uốn cong do sau cú va chạm, các đầu kéo và toa máy bị dồn cục rồi hất văng sang một bên. Trong khi đó, các toa bị bật nghiêng, gây hư hỏng nghiêm trọng tuyến đường sắt.

Trắng đêm ’giải cứu’ đường sắt bắc – nam - ảnh 3
Đoạn đường ray bị uốn cong buộc phải thay mới hoàn toàn.

Mặc dù sốt ruột để sớm thông tuyến, nhưng do tàu cẩu 100 tấn cần di chuyển đến sát hiện trường, trong khi đường sắt bị uốn cong nên tiến độ “giải cứu” bị chậm lại.

Trong đêm 20 đến sáng 21/2, cả trăm công nhân đã được điều động đến hiện trường vụ tai nạn để sửa chữa đoạn ray bị hư hỏng.

Dưới ánh đèn của các phương tiện “chi viện”, công tác khắc phục diễn ra rất khẩn trương.

Các công nhân đã thay thế hoàn toàn đoạn ray bị uốn cong do cú va chạm. Cả trăm công nhân, người thay dầm gỗ, người khoan, người bắt tà vẹt… rất nhịp nhàng.

Trắng đêm ’giải cứu’ đường sắt bắc – nam - ảnh 4
Trong đêm các công nhân phải cấp tập xử lý để sớm thông tuyến.

Ông Nguyễn Viết Hoài, nhân viên Đội quản lý Đường sắt số 5 (đoạn từ Phú Bài - Lăng Cô) gạt vội giọt mồ hôi, nói qua hơi thở hổn hển: “Sau vụ tai nạn, chúng tôi đã bám đường sắt 8 tiếng đồng hồ (đến khoảng 23 giờ đêm 20/2 - PV) để khắc phục. Tình hình này, đến trưa 21/2, toàn tuyến mới có thể thông suốt được”.

Do khối lượng công việc lớn nên các công nhân làm việc không ngừng nghỉ. Từ chiều 20 đến rạng sáng 21/2, có nhiều người không kịp bỏ bụng gói mì tôm mà chỉ uống nước, nghỉ tại chỗ để lấy sức làm tiếp.

Trắng đêm ’giải cứu’ đường sắt bắc – nam - ảnh 5

Cả 100 công nhân, mỗi người mỗi công việc nặng nhọc.

“Nghề này nó thế. Bình thường công việc khá nặng, đến khi có sự cố thì sự vất vả tăng lên bội phần. Anh em chúng tôi hạ quyết tâm phải thông tuyến sớm nhất, để “huyết mạch” đường sắt Bắc - Nam hoạt động trở lại”, ông Hoài tâm sự.

Đến 8 giờ sáng nay, cần cẩu 100 tấn đã vào được hiện trường và tiến hành “dọn” các toa xe sang một bên. Đường sắt tiếp tục lộ ra những hư hỏng nặng nên các công nhân vẫn đang khắc phục.

Tại cuộc họp khẩn với các ngành liên quan vào tối 20/2, ông Vũ Quang Khôi - Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho rằng, việc dùng 1 cẩu đường sắt 100 tấn sẽ không chắc chắn. Do vậy, ngành cần sự hỗ trợ của địa phương về việc lập đường tạm để có thể cẩu đường bộ vào hiện trường cứu hộ.

Đặc biệt, do đầu máy quá nặng nên việc hỗ trợ của cẩu đường bộ là cần thiết.

Trắng đêm ’giải cứu’ đường sắt bắc – nam - ảnh 13
Dồn sức thay ray bị cong vênh.


Theo TNO

TIN LIÊN QUAN

Tin mới