Bánh, bún làng Rộ vừa 'chộ' đã thèm

(Baonghean.vn) - Làng Rộ, nay là thôn Trung Đức, xã Võ Liệt (Thanh Chương), từ bao đời ở đây nổi tiếng làm nghề bún, bánh. Dẫu chỉ là một nghề phụ đi cùng với trồng trọt, chăn nuôi, nhưng đã đem lại thu nhập khá, góp phần ổn định cuộc sống cho người làm nghề.

Làm bún, bánh ở Rộ là một nghề truyền thống, đã được UBND tỉnh công nhận là làng có nghề từ năm 2014. Riêng nghề làm bún đã xuất hiện ở Rộ hơn 60 năm, cha truyền con nối, đến nay nhiều gia đình vẫn có mấy thế hệ làm nghề. Thôn Trung Đức hiện có hơn 40 hộ làm nghề bún, bánh, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho cả trăm người.

Làm bún, bánh ở Rộ là một nghề truyền thống, được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là làng có nghề từ năm 2014. Riêng nghề làm bún đã xuất hiện ở Rộ hơn 60 năm, cha truyền con nối, đến nay nhiều gia đình vẫn có mấy thế hệ làm nghề. Ở đây, bún được sản xuất quanh năm. Bún Rộ làm từ gạo Khang Dân, được chọn lọc, vo đãi cẩn thận trước khi xay nhuyễn. Sau khi ngâm ủ trong một thời gian nhất định để tạo độ dẻo, bột được ép tròn, nấu chín, đánh nhuyễn, lượt qua vải, rồi mới làm ra bún…

Ngày nay, nhiều nơi đã dùng máy làm bún liên hoàn với năng suất cao, nhưng ở Rộ người dân vẫn làm bún thủ công, bên cạnh đó việc xay gạo bằng cối đá, nhồi bằng sức người, thì nay được dùng bằng máy, vặn bún khi xưa thì nay thay bằng ống ép. Làm bún thủ công tuy không năng suất như làm máy liên hoàn, nhưng có ưu điểm là bún dẻo, thơm, ăn ngon, khách hàng ưa chuộng. 1kg gạo có thể làm được 2,5 kg bún. Giá bún hiện thời là 10 nghìn đồng/kg.
Ngày nay, nhiều nơi đã dùng máy làm bún liên hoàn với năng suất cao, nhưng ở Rộ người dân vẫn làm bún thủ công. Tuy không năng suất như làm máy liên hoàn, nhưng có ưu điểm là bún dẻo, thơm ngon, khách hàng ưa chuộng. 1kg gạo có thể làm được 2,5 kg bún. Giá bún hiện thời là 10 nghìn đồng/kg.
Chả cuốn xứ Rộ là một món ăn hấp dẫn, chỉ mới nhìn thấy đã kích thích người ăn. Bánh cuốn thường được ăn kèm với bánh mướt, rau thơm.
Chả cuốn xứ Rộ là một món ăn hấp dẫn, chỉ mới nhìn thấy đã kích thích người ăn. Chả cuốn thường được ăn kèm với bánh mướt, rau thơm.
Bún rời thường được nhập cho các quán ăn, nhà hàng
Bún rời thường được nhập cho các quán ăn, nhà hàng. Thôn Trung Đức hiện có hơn 40 hộ làm nghề bún, bánh, tạo việc làm thường xuyên cho cả trăm người.
Ở Rộ, nghề làm bánh ống, bánh xèo, bánh ngọt… cũng được lưu truyền từ đời này sang đời khác, riêng bánh ngọt thì có nhiều loại: bánh mật, bánh gai, bánh gấc. Nguyên liệu làm bánh ngọt gồm bột nếp, đậu xanh, đường, mật, tùy vào loại bánh mà gia giảm mật, hay có thêm lá gai, cùi gấc. Trong ảnh: Học bà làm bánh
Ở Rộ, còn duy trì nghề làm bánh ống, bánh xèo, bánh ngọt… Nguyên liệu làm bánh ngọt gồm bột nếp, đậu xanh, đường, mật, tùy vào loại bánh mà gia giảm mật, hay có thêm lá gai, cùi gấc. 
Tại Rộ, số lượng gia đình làm bánh mướt nhiều thứ 2 sau làm bún. Bánh mướt ở đây cũng làm từ gạo Khang Dân, mỗi gia đình đều có kinh nghiệm riêng trong tráng, cuốn và cách làm nhân bánh, để sản phẩm của mình luôn được khách hàng ưa chuộng. Bánh mướt làng Rộ được tráng mỏng, mềm dẻo, thơm ngon.
Tại Rộ, số lượng gia đình làm bánh mướt nhiều thứ 2 sau làm bún. Bánh mướt ở đây cũng làm từ gạo Khang Dân, mỗi gia đình đều có kinh nghiệm riêng trong tráng, cuốn và cách làm nhân bánh, để sản phẩm của mình luôn được khách hàng ưa chuộng. Bánh mướt làng Rộ được tráng mỏng, mềm dẻo, thơm ngon.
 Bánh mật xứ Rộ không chỉ là một món ngon, ai đã thưởng thức rồi thì nhớ mãi, mà còn là một thứ quà quê được nhiều người ưa thích.
Bánh mật xứ Rộ là một món ngon, ai đã thưởng thức rồi thì nhớ mãi. Đây là một thứ quà quê được nhiều người ưa thích.
1
Bên cạnh đó, tại Rộ còn có nghề làm bánh chưng, bánh tày với nếp ngon, đậu xanh, thịt lợn… Nhà làm nghề phải gói bánh từ chiều hôm trước, nấu cả đêm, sớm mai đưa bánh ra chợ còn nóng hổi. Nghề làm bún bánh ở Rộ, dẫu có những lúc thăng trầm, nhưng vẫn được người dân nơi đây gìn giữ, mỗi gia đình có thêm từ 4 – 7 triệu đồng/tháng, góp phần ổn định cuộc sống và chăm lo cho con cái học hành

                         Huy Thư 

TIN LIÊN QUAN

Tin mới