Bí quyết tạo thói quen đọc sách cho trẻ

(Baonghean.vn) - Để tạo thói quen đọc sách cho trẻ là việc rất khó, nhất là trong thời đại công nghệ hiện nay. Các con có thể tìm hiểu hoặc xem rất nhiều các vấn đề cần biết trên mạng Internet.
Đọc sách giúp nâng cao kiến thức; cải thiện sự tập trung và tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích; vốn từ ngữ được mở rộng; cải thiện trí nhớ; là một hình thức giải trí, giảm căng thẳng...
Đọc sách giúp nâng cao kiến thức; cải thiện sự tập trung và tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích; vốn từ ngữ được mở rộng; cải thiện trí nhớ; là một hình thức giải trí, giảm căng thẳng...
Nếu muốn tạo thói quen đọc sách cho con trẻ, ban đầu phụ huynh nên chỉ nói chuyện với con về các tấm gương nổi tiếng. Họ đều là những người thích đọc sách. Ví dụ như Bill Gate.
Nếu muốn tạo thói quen đọc sách cho con trẻ, ban đầu phụ huynh nên chỉ nói chuyện với con về các tấm gương nổi tiếng. Họ đều là những người thích đọc sách. Ví dụ như Bill Gate.
Thường đọc sách cùng con vào trước các giờ đi ngủ. Ban đầu là đọc tất. Sau đó dần dần cả 2 cùng đọc. Về sau, mỗi khi nói chuyện với con về 1 đề tài mà con quan tâm thì nên khuyến khích con tìm đọc sách về đề tài đấy để cả bố mẹ và con cùng trao đổi.
Thường đọc sách cùng con vào trước các giờ đi ngủ. Ban đầu là đọc tất. Sau đó dần dần cả 2 cùng đọc. Về sau, mỗi khi nói chuyện với con về 1 đề tài mà con quan tâm thì nên khuyến khích con tìm đọc sách về đề tài đấy để cả bố mẹ và con cùng trao đổi.
Đưa con đi ra hiệu sách để tìm sách viết về đề tài đó. Tìm được sách rồi thì con đọc và thảo luận với bố mẹ. Muốn con chịu khó đọc sách là nên khuyến khích con tìm đọc những vấn đề mà con quan tâm. Từ đó tự con hình thành nên thói quen tìm đọc sách dưới sự tư vấn và hướng dẫn của bố mẹ.
Đưa con đi ra hiệu sách để tìm sách viết về đề tài đó. Tìm được sách rồi thì con đọc và thảo luận với bố mẹ. Muốn con chịu khó đọc sách là nên khuyến khích con tìm đọc những vấn đề mà con quan tâm. Từ đó tự con hình thành nên thói quen tìm đọc sách dưới sự tư vấn và hướng dẫn của bố mẹ.
 
Không sử dụng nguyên tắc cấm đoán: Ví dụ như trẻ thích đọc một quyển truyện tranh nhưng bố mẹ biết trong truyện đó có những hình ảnh bạo lực hoặc những hình ảnh không phù hợp với các con. Cách tốt nhất là phân tích cho con hiểu là cuốn sách đó không phù hợp với con vì trong sách có những hình ảnh không phù hợp với độ tuổi của con.
Không sử dụng nguyên tắc cấm đoán: Ví dụ như trẻ thích đọc một quyển truyện tranh nhưng bố mẹ biết trong truyện đó có những hình ảnh bạo lực hoặc những hình ảnh không phù hợp với các con. Cách tốt nhất là phân tích cho con hiểu là cuốn sách đó không phù hợp với con vì trong sách có những hình ảnh không phù hợp với độ tuổi của con.
Sau đó gợi ý với con vào đầu sách về những nội dung con đang quan tâm. Tức là đánh vào sở thích của các con. Trẻ con thường rất nhanh quên, đặc biệt là khi bố mẹ đánh vào sở thích của các bé.
Sau đó gợi ý với con vào đầu sách về những nội dung con đang quan tâm. Tức là đánh vào sở thích của các con. Trẻ con thường rất nhanh quên, đặc biệt là khi bố mẹ đánh vào sở thích của các bé.
Thỉnh thoảng (chỉ thỉnh thoảng chứ không nên quá thường xuyên) bố mẹ cũng nên hỏi con về nội dung 1 cuốn sách nào đó, cùng con trao đổi và thảo luận về nó. Điều đó giúp con cảm thấy như bố mẹ vẫn đang đồng hành cùng con mà không phải là con thích làm gì thì làm. Nếu bố mẹ bỏ bẵng nhiều khi các con cũng mua sách về cũng không đọc.
Thỉnh thoảng (chỉ thỉnh thoảng chứ không nên quá thường xuyên) bố mẹ cũng nên hỏi con về nội dung 1 cuốn sách nào đó, cùng con trao đổi và thảo luận về nó. Điều đó giúp con cảm thấy như bố mẹ vẫn đang đồng hành cùng con mà không phải là con thích làm gì thì làm. Nếu bố mẹ bỏ bẵng nhiều khi các con cũng mua sách về cũng không đọc.

Tin mới