Chính trường Thái Lan qua hơn một thập kỷ sóng gió

(Baonghean.vn) - Hơn một thập kỷ qua, từ sự kiện cựu thủ tướng Thaksin bị lật đổ trong năm 2006 cho đến cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra bỏ trốn ra nước ngoài, nền chính trị Thái Lan luôn bất ổn với biểu tình và chia rẽ phe phái sâu sắc.

1. Năm 2001: Thaksin Shinawatra trở thành thủ tướng

Tháng 1/2001, Đảng Thai Rak Thai(TRT) của ông Thaksin (thành lập tháng 7/1998), giành thắng lợi bầu cử. Tỷ phú viễn thông Thaksin Shinawatra giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử tại Thái Lan. Ông theo đuổi các chính sách theo đường lối dân túy, được sự ủng hộ của cử tri nông thôn và tầng lớp người nghèo ở thành thị.
Tháng 1/2001, Đảng Thai Rak Thai(TRT) của ông Thaksin (thành lập tháng 7/1998), giành thắng lợi bầu cử. Tỷ phú viễn thông Thaksin Shinawatra giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử tại Thái Lan. Ông theo đuổi các chính sách theo đường lối dân túy, được sự ủng hộ của cử tri nông thôn và tầng lớp người nghèo ở thành thị. Ảnh: Getty.

2. Năm 2005: Thaksin Shinawatra tái đắc cử

Tháng 2/2005, Thủ tướng Thaksin Shinawatra tái đắc cử - ông là thủ tướng dân cử đầu tiên ở Thái Lan hoàn thành nhiệm kỳ 4 năm. Ra tranh cử lần thứ 2, ông tiếp tục giành chiến thắng với số phiếu bầu vượt trội.
Tháng 2/2005, Thủ tướng Thaksin Shinawatra tái đắc cử - ông là thủ tướng dân cử đầu tiên ở Thái Lan hoàn thành nhiệm kỳ 4 năm. Ra tranh cử lần thứ 2, ông tiếp tục giành chiến thắng với số phiếu bầu vượt trội.
3. Năm 2006: Quân đội đảo chính, Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ
Chính quyền Thaksin bị cáo buộc tham nhũng, gia đình trị. Lời kêu gọi bỏ phiếu bất thường của vị thủ tướng bị phe đối lập tẩy chay. Giữa lúc các cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra, quân đội tiến hành đảo chính lật đổ ông Thaksin vào ngày 19/12. Đây là vụ đảo chính đầu tiên tại Thái Lan trong 15 năm, và từ đây ông Thaksin bắt đầu sống lưu vong. Ảnh: Getty.
Chính quyền Thaksin bị cáo buộc tham nhũng, gia đình trị. Lời kêu gọi bỏ phiếu bất thường của vị thủ tướng bị phe đối lập tẩy chay. Giữa lúc các cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra, quân đội tiến hành đảo chính lật đổ ông Thaksin vào ngày 19/12. Đây là vụ đảo chính đầu tiên tại Thái Lan trong 15 năm, và từ đây ông Thaksin bắt đầu sống lưu vong. Ảnh: Getty.
4. Năm 2008: Ông Samak Sundaravej trở thành thủ tướng
Ông Samak Sundaravej, lãnh đạo đảng Sức mạnh Nhân dân, cùng 5 đảng nhỏ khác thành lập chính phủ liên minh do ông làm thủ tướng sau cuộc bầu cử ngày 23/12/2007. Đây là cuộc bầu cử lập pháp đầu tiên kể từ khi ông Thaksin bị lật đổ, thay thế chính quyền lâm thời do tướng Surayud Chulanont lãnh đạo. Ảnh: Getty.
Ông Samak Sundaravej, lãnh đạo đảng Sức mạnh Nhân dân, cùng 5 đảng nhỏ khác thành lập chính phủ liên minh do ông làm thủ tướng sau cuộc bầu cử ngày 23/12/2007. Đây là cuộc bầu cử lập pháp đầu tiên kể từ khi ông Thaksin bị lật đổ, thay thế chính quyền lâm thời do tướng Surayud Chulanont lãnh đạo. Ảnh: Getty.

5. Năm 2008: Biểu tình của phe "Áo Vàng"

Những người phản đối ông Thaksin, chủ yếu là tầng lớp trung lưu trung thành với quân đội và hoàng gia Thái Lan, tiến hành các cuộc biểu tình lớn ở Bangkok. Họ được gọi là phe
Những người phản đối ông Thaksin, chủ yếu là tầng lớp trung lưu trung thành với quân đội và hoàng gia Thái Lan, tiến hành các cuộc biểu tình lớn ở Bangkok. Họ được gọi là phe "Áo Vàng", đối lập với phe "Áo Đỏ" là những người ủng hộ ông Thaksin. Phe "Áo Vàng" kêu gọi giải tán chính phủ. Ảnh: Reuters

Năm 2008: Abhisit Vejjajiva lên nắm quyền

Abhisit Vejjajiva, lãnh đạo đảng Dân chủ - phe đối lập tại Thái Lan lúc này, trở thành thủ tướng với sự hậu thuẫn của quân đội sau cuộc bỏ phiếu của quốc hội. Trước đó, tướng Somchai Wongsawat nắm giữ chính quyền trong thời gian ngắn ngủi sau khi thủ tướng Samak bị tòa án cách chức. Ảnh: Getty.
Abhisit Vejjajiva, lãnh đạo đảng Dân chủ - phe đối lập tại Thái Lan lúc này, trở thành thủ tướng với sự hậu thuẫn của quân đội sau cuộc bỏ phiếu của quốc hội. Trước đó, tướng Somchai Wongsawat nắm giữ chính quyền trong thời gian ngắn ngủi sau khi thủ tướng Samak bị tòa án cách chức. Ảnh: Internet

Năm 2010: Phe "Áo Đỏ" biểu tình

Những người ủng hộ Thaksin và gia đình Shinawatra tổ chức các cuộc biểu tình lớn ở Bangkok, kêu gọi ông Abhisit từ chức. Trong tháng 4 và tháng 5, biểu tình biến thành bạo loạn làm 90 người thiệt mạng. Ảnh: Getty.
Những người ủng hộ Thaksin và gia đình Shinawatra tổ chức các cuộc biểu tình lớn ở Bangkok, kêu gọi ông Abhisit từ chức. Trong tháng 4 và tháng 5, biểu tình biến thành bạo loạn làm 90 người thiệt mạng. Ảnh: Getty.

Năm 2011: Yingluck Shinawatra đắc cử - trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên  của Thái Lan   

Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Ảnh: Getty.
Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Ảnh: Getty.

Năm 2013: Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra, khủng hoảng

Phe
Phe "Áo Vàng" biểu tình kêu gọi bà Yingluck từ chức. Họ cáo buộc nữ thủ tướng tham nhũng, lạm quyền với chương trình trợ giá gạo gây thất thoát hàng chục tỷ USD cũng như dự luật ân xá chính trị có thể cho phép ông Thaksin quay về nước mà không phải ngồi tù. Ảnh: Getty.

2014: Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị cách chức, quân đội đảo chính

Phe đối lập ngăn cản nỗ lực tổ chức bầu cử bất thường của chính phủ Yingluck. Trước các cuộc biểu tình dữ dội, Tòa án Hiến pháp đã cách chức bà Yingluck và một số bộ trưởng vào ngày 7/5.  Hai tuần sau, tư lệnh lục quân Prayuth Chan-o-cha (ảnh) tiến hành đảo chính, trở thành tân thủ tướng Thái Lan. Ảnh: Getty.
Phe đối lập ngăn cản nỗ lực tổ chức bầu cử bất thường của chính phủ Yingluck. Trước các cuộc biểu tình dữ dội, Tòa án Hiến pháp đã cách chức bà Yingluck và một số bộ trưởng vào ngày 7/5. Hai tuần sau, tư lệnh lục quân Prayuth Chan-o-cha (ảnh) tiến hành đảo chính, trở thành tân thủ tướng Thái Lan. Ảnh: Getty.

Năm 2015: Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị luận tội

Bà Yingluck bị truy tố với cáo buộc vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong chương trình trợ giá gạo tai tiếng. Bà bị cấm tham gia chính trị trong 5 năm, bị quản thúc tại gia và phải thường xuyên hầu tòa theo lệnh triệu tập. Ảnh: Getty.
Bà Yingluck bị truy tố với cáo buộc vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong chương trình trợ giá gạo tai tiếng. Bà bị cấm tham gia chính trị trong 5 năm, bị quản thúc tại gia và phải thường xuyên hầu tòa theo lệnh triệu tập. Ảnh: Getty.

2016: Nhà vua Thái Lan Bhumibol băng hà

Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej qua đời vào ngày 13/10 sau 7 thập kỷ trị vì. Chính quyền quân sự thông báo bầu cử dân chủ sẽ được tổ chức vào năm 2018. Ảnh:Getty.
Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej qua đời vào ngày 13/10 sau 7 thập kỷ trị vì. Chính quyền quân sự thông báo bầu cử dân chủ sẽ được tổ chức vào năm 2018. Ảnh:Internet

Tháng 8/2017: Yingluck bị tình nghi bỏ trốn
 

Ngày 25/8, bà Yingluck không xuất hiện trong phiên xét xử cuối cùng mà bà phải đối diện mức án tù 10 năm. Nhiều nguồn tin cho biết có thể em gái ông Thaksin đã rời Thái Lan trước ngày phiên tòa diễn ra. Trong ảnh, những người ủng hộ bà Yingluck có mặt tại tòa án hôm 25/8. Ảnh: Getty.
Ngày 25/8, bà Yingluck không xuất hiện trong phiên xét xử cuối cùng mà bà phải đối diện mức án tù 10 năm. Nhiều nguồn tin cho biết có thể em gái ông Thaksin đã rời Thái Lan trước ngày phiên tòa diễn ra. Ảnh: Getty.

 Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới