Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp

Phường Hoà Hiếu là một trong những đơn vị đi đầu trong cải cách hành chính và chuyển đổi số tại thị xã Thái Hoà. Quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Các thủ tục hành chính được công khai có mã QR ở các phường, xã của thị xã Thái Hòa. Ảnh Tô Thìn.jpg
Các thủ tục hành chính được công khai có mã QR ở các phường, xã của thị xã Thái Hòa. Ảnh: Tô Thìn

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND phường Hoà Hiếu chia sẻ: "Xác định chuyển đổi số là trọng tâm, xuyên suốt, là khâu đột phá phát triển nên Đảng uỷ tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn; quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước xây dựng chính quyền số. Đến nay, 100% cán bộ, công chức đều được trang bị máy tính có kết nối Internet, máy in để phục vụ công việc. Triển khai ứng dụng chữ ký số, chứng thư số, phát hành văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành; tỷ lệ giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến đạt trên 90%. Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa".

Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc tích cực của người dân, doanh nghiệp, hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn phường Hòa Hiếu và thị xã Thái Hòa đạt những kết quả tích cực. Đến nay, thị xã hoàn thành cấp CCCD đối với 100% công dân đủ điều kiện cư trú trên địa bàn, là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh cấp tài khoản an sinh xã hội, cập nhật dữ liệu người lao động vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đạt 100%.

bna-ss.png
Ứng dụng số ở thị xã Thái Hòa. Đồ họa: NN

Cơ sở hạ tầng viễn thông CNTT của thị xã đã được đầu tư khá đồng bộ, phù hợp với mục tiêu và quy hoạch, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhiệm vụ chuyển đổi số hiện nay đề ra, cụ thể: 100% khối, xóm đã có Internet tốc độ cao, sóng 4G; khoảng 90% người dân trong độ tuổi lao động có điện thoại thông minh; trên 80% cửa hàng bán lẻ đã sử dụng ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt.

Quá trình chuyển đổi số cùng với nâng cao đạo đức công vụ ở thị xã Thái Hòa đã tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính. Ông Hồ Công Chính ở khối Tân Thành, phường Hoà Hiếu, chia sẻ: "Việc chuyển đổi số giúp cho người dân làm các thủ tục hành chính rất thuận lợi, dễ dàng tiếp cận các thông tin. Các thủ tục được giải quyết nhanh chóng, đúng hẹn; giúp người dân giảm được rất nhiều thời gian, công sức".

Hoạt động tại Trung tâm một cửa thị xã Thái Hòa. Ảnh Tô Thìn.jpg
Hoạt động tại Trung tâm một cửa thị xã Thái Hòa. Ảnh: Tô Thìn

Đến nay, 100% các trung tâm giao dịch một cửa thị xã Thái Hòa và các xã, phường đã trang bị máy lấy số xếp hàng tự động, bộ máy vi tính có kết nối mạng Internet, máy in, máy scan để giúp người dân tra cứu và thực hiện nộp dịch vụ công trực tuyến; 100% các xã phường, khối xóm thành lập tổ công nghệ số cộng đồng.

Các cơ sở y tế đã triển khai việc khám chữa bệnh BHYT bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại 100% cơ sở y tế có khám, chữa bệnh BHYT (Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Bắc Nghệ An, trạm y tế các xã, phường và Phòng khám Đa khoa Đông Hiếu).

z5312375161205_f4b249025e5770132c8c92441e392c52.jpg
Nhân viên Bệnh viện Đa khoa Tây Bắc Nghệ An trên địa bàn Thái Hòa hướng dẫn người dân thực hiện khám, chữa bệnh bằng thẻ CCCD gắn chíp. Ảnh: Tô Thìn

Toàn thị xã Thái Hòa hiện có 320 doanh nghiệp nhỏ và vừa; 100% các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã đã được kết nối và sử dụng Internet phục vụ công việc. Các doanh nghiệp đã sử dụng chữ ký số để thực hiện các hợp đồng điện tử, nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử…

Tạo động lực mới

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, những năm qua thị xã Thái Hoà đã triển khai đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ về chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, xây dựng dữ liệu dân cư hướng tới hình thành chính quyền số, xã hội số, công dân số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Cùng đó, thị xã Thái Hòa tích cực thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 27/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đẩy mạnh thực hiện Đề án 06/CP của Chính phủ trên địa bàn Nghệ An, tạo chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong công tác cải cách hành chính trên toàn tỉnh và phục vụ mục tiêu chuyển đổi số.

Các đơn vị y tế trên địa bàn Thái Hòa tích cực chuyển đổi, ứng dụng số. Ảnh Tô Thìn.jpg
Các đơn vị y tế trên địa bàn TX. Thái Hòa tích cực chuyển đổi, ứng dụng số. Ảnh: Tô Thìn

Xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu khách quan, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, ngay sau khi Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và Tỉnh ủy ban hành, thị xã Thái Hòa đã kịp thời ban hành kế hoạch thực hiện thúc đẩy chuyển đổi số hướng tới xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn thị xã giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Cùng đó, công tác tuyên truyền phục vụ chuyển đổi số được các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các phòng, ban, ngành, đoàn thể từ thị xã đến cơ sở quan tâm thực hiện, triển khai toàn diện, kịp thời. Các cấp ngành tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn ứng dụng số đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thị xã. Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú với nhiều nội dung thiết thực như: Tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử thị xã, Trang thông tin điện tử các xã, phường. Ngoài ra các phòng, ban, ngành, cơ quan, đơn vị tuyên truyền qua các hội nghị, qua các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook…

Trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế khác, chuyển đổi số cũng được chính quyền địa phương khuyến khích áp dụng, như: Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mô hình kinh tế trang trại đã ứng dụng công nghệ số để theo dõi chăn nuôi, trồng trọt qua hệ thống camera, sản xuất trong hệ thống nhà màng, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt vào sản xuất nông nghiệp, hệ thống sử dụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý, đảm bảo an toàn thực phẩm và tuân thủ quy trình tự động.

BNA_ Nhiều mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ sản xuất hiệu quả trong nhà màng ở Thái Hòa-ảnh NN.JPG
Nhiều mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ sản xuất hiệu quả trong nhà màng ở TX. Thái Hòa. Ảnh: Nguyên Nguyên

Hiện nay, Thái Hoà có gần 200 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả kinh tế mà các mô hình này đem lại cao hơn rất nhiều lần so với sản xuất truyền thống.

Để tiếp tục thực hiện tốt chương trình Chuyển đổi số trên địa bàn thị xã Thái Hoà, đồng chí Trần Khánh Sơn - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy cho biết: Cấp uỷ chính quyền, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Gắn với đó thực hiện tốt Đề án 06; Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số một cách tích cực, hiệu quả; tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng số của các cơ quan, đơn vị các cấp từ thị xã đến cơ sở; bổ sung, thay thế trang thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị bảo mật, thiết bị chuyên dùng đáp ứng hoạt động chuyển đổi số của cấp ủy và UBND thị , UBND các xã, phường.

BNA_Lãnh đạo phường Long Sơn-TX Thái Hòa cùng lực lượng công an kiểm tra hệ thống camera an ninh. ảnh NN.JPG
Lãnh đạo phường Long Sơn. TX. Thái Hòa cùng lực lượng công an kiểm tra hệ thống camera an ninh. Ảnh: Nguyên Nguyên

Cùng đó, đẩy mạnh ứng dụng hệ thống quản lý, điều hành, giám sát công việc; ứng dụng chữ ký số trong các giao dịch hành chính, hệ thống thông tin báo cáo. Các phòng, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tiếp tục tập huấn, hướng dẫn cho các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng về các nền tảng số; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc chuyển đổi số, cũng như lộ trình xây dựng chính quyền số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số của thị xã những năm tới.

Tin mới