Cựu Ngoại trưởng Đức: EU cần vũ khí hạt nhân của riêng mình

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn)- Cựu Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer lập luận rằng, Liên minh châu Âu (EU) cần sở hữu kho vũ khí hạt nhân của riêng mình để ngăn chặn Nga tốt hơn. Quan chức hiện đã nghỉ hưu này cũng cảnh báo EU cần phải tự đứng vững nếu mối quan hệ giữa khối này với Mỹ nguội lạnh.

Tháng trước, Tổng thống Séc Petr Pavel cho rằng, NATO coi Moskva là mối đe dọa lớn nhất khi khối quân sự do Mỹ đứng đầu đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột lớn. Các quan chức hàng đầu của Nga, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin, nhiều lần nhấn mạnh rằng, họ coi việc mở rộng về phía Đông của NATO là xâm phạm an ninh của nước Nga.

Cựu Ngoại trưởng Đức Fischer nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn của Die Zeit, được công bố vào Chủ nhật, rằng “chúng ta phải khôi phục khả năng răn đe của mình” trước các hành động của Nga ở Ukraine. Ông cũng khẳng định châu Âu không thể để Nga chiếm ưu thế ở Ukraine, vì cuộc xung đột hiện tại có “tầm quan trọng cốt yếu” đối với tương lai của lục địa này.

anh 1 (20).jpg
Cựu Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer. Ảnh: Getty

Ông Fischer, người từng giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao và Phó Thủ tướng Đức từ năm 1998 đến năm 2005, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập Đảng Xanh của Đức. Năm 1999, khi còn là nhà ngoại giao hàng đầu của Đức và lãnh đạo Đảng Xanh, ông đã ủng hộ chiến dịch ném bom của NATO vào Nam Tư. Năm 2011, ông ủng hộ sự can thiệp của quân đội Đức vào Afghanistan.

Khi được Die Zeit hỏi liệu ông có nghĩ rằng, Đức nên mua vũ khí hạt nhân hay không, cựu chính trị gia này đáp đó phải là quyết định của EU. Ông cho rằng, kho vũ khí hạt nhân của Pháp và Anh không còn đủ để đảm bảo an ninh châu Âu. Khi người phỏng vấn nhắc ông Fischer rằng, ông và đảng của ông từng phản đối mạnh mẽ vũ khí hạt nhân vào những năm 1980, cựu Ngoại trưởng Đức tuyên bố “thế giới đã thay đổi” kể từ đó. Ông tiếp tục lưu ý mặc dù ông hy vọng quan hệ Mỹ-EU sẽ vẫn thân thiết như hiện tại nhưng điều này có thể thay đổi, chẳng hạn nếu cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào năm tới.

Ông Fischer tuyên bố, bên cạnh việc răn đe hạt nhân, châu Âu nên đặc biệt chú trọng đến hoạt động tăng cường khả năng phòng không của mình. Phát biểu cuối tháng trước, Tổng thống Séc Pavel, người từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO từ năm 2015 đến 2018, cho biết “tất cả quân đội đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột cường độ cao” ở châu Âu. Phát biểu cuối tháng trước, Tổng thống Séc Pavel, người từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO từ năm 2015 đến 2018 nói rằng “tất cả quân đội đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột cường độ cao” ở châu Âu.

Giới chức Nga nhiều lần tuyên bố nước này không có kế hoạch tấn công NATO. Tuy nhiên, song song với đó, Moskva trong nhiều năm coi việc NATO ngày càng mở rộng về phía biên giới của mình là một mối đe dọa lớn. Tổng thống Putin nêu một trong những lý do chính dẫn tới việc phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào tháng 2/2022 là khả năng Ukraine gia nhập NATO./.

Tin mới