Di chỉ khảo cổ học Đồng Trương đang bị lãng quên

(Baonghean.vn) - Các tài liệu lịch sử về di chỉ khảo cổ học đều đánh giá Di chỉ Đồng Trương (huyện Anh Sơn) là một kho báu. Các chuyên gia đầu ngành như: PGS.TS Nguyễn Lân Cường, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học, hiện là Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Khắc Sử, nghiên cứu viên cao cấp, Viện Khảo cổ học Việt Nam, nhà khảo cổ học Bùi Vinh... đều chung nhận xét Di chỉ Đồng Trương “là di tích đa văn hóa cực hiếm hoi”.

Vậy nhưng "kho báu", "di tích đa văn hóa cực hiếm hoi" đó, dù sát với Quốc lộ 7 và cách trung tâm huyện lỵ Anh Sơn non một km đang chìm lấp trong cây bụi, không đường dẫn vào, và còn là bãi rác thải, nơi trú của gia súc... Trong một chuyến ngược miền cao, phóng viên Báo Nghệ An đã ghi lại một số hình ảnh không mấy đẹp ở Di chỉ Đồng Trương.

Ngược lên huyện Anh Sơn, đi quá trung tâm non 1km, người ta nói với chúng tôi, Di chỉ khảo cổ học nổi tiếng có tên Đồng Trương ở khu vực này.
Ngược lên huyện Anh Sơn, đi quá trung tâm non 1km, người ta nói với chúng tôi, Di chỉ khảo cổ học nổi tiếng có tên Đồng Trương ở khu vực này.
Hỏi một cậu bé chăn bò, chỉ vào dãy núi sau mấy căn nhà hoang, cậu bé nói: Hang trong kia.
Lỗi vào hang Đồng Trương
Đường vào Di chỉ Đồng Trương là một lối mòn, cây bụi um tùm che khuất lấp.
Đường vào Di chỉ Đồng Trương chỉ là một lối mòn, cây bụi um tùm che khuất lấp.
Từ cửa hang nhìn xuống, nền hang xuất hiện đầy rác.
Từ cửa hang nhìn xuống, nền hang xuất hiện đầy rác.
Xuống lòng hang, rác là lông gà, lông vịt...
Xuống lòng hang, rác là lông gà, lông vịt...
Và có cả rác là các loại củi, than...
....Có cả rác là các loại củi, than...
Trong lòng hang Đồng Trương, có nhiều nhánh hang nhỏ.
Trong lòng hang Đồng Trương, có nhiều nhánh hang nhỏ.
Nhánh hang này khá sâu.
Nhánh hang này khá sâu.
Ở cả hai nhánh đều có dấu vết đào bới, không rõ có phải là do các nhà khảo cổ khai quật, hay do những kẻ có tâm tưởng không tốt đào bới.
Ở cả hai nhánh đều có dấu vết đào bới, không rõ lý do.
Xét về góc độ thẩm mỹ, hang Đồng Trương khá hấp dẫn với những cụm nhũ đá có hình thù đẹp.
Xét về góc độ thẩm mỹ, hang Đồng Trương khá hấp dẫn với những cụm nhũ đá có hình thù đẹp.
Và đây nữa, thêm một cụm thạch nhũ có hình dáng khá thú vị.
Và đây nữa, thêm một cụm thạch nhũ có hình dáng khá thú vị.
Rời hang Đồng Trương, chúng tôi đã liên hệ để có thêm thông tin về di chỉ khảo cổ học này thì được cung cấp vài tấm ảnh từ nhiều năm trước đây, thời kỳ các nhà khoa học tiến hành khai quật một số hố thám sát (trong ảnh: Một số bộ xương ở một hố thám sát)
Một số bộ xương ở một hố thám sát tại hang Đồng Trương. Chúng tôi đã liên hệ qua điện thoại với PGS.TS Nguyễn Lân Cường - nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học, hiện là Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam và được ông cho biết: Tại thời điểm năm 2006, khi phát hiện ra giá trị to lớn của hang Đồng Trương, ông và các cộng sự đã quyết định lấp các hố đã khai quật, chỉ lấy một số mẫu vật để thực hiện công tác nghiên cứu. Và ông cũng đã đề nghị Viện Khảo cổ cho tiếp tục khai quật; đề nghị Cục Di sản xếp hạng di tích. Khi nghe chúng tôi thông tin về hiện trạng của Di chỉ khảo cổ học Đồng Trương, PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã bày tỏ sự tiếc nuối. Và ông đã nói rằng: Đây là một di tích đa văn hóa cực kỳ hiếm hoi. Nằm bên triền sông Lam, sát QL7, Di chỉ Đồng Trương có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi. Cần phải tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác bảo tồn, để phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương và của quốc gia.

                                                                                                                            Nhật Lân - Nguyên Khoa

Tin mới