Nhiều hoạt động đặc sắc hút du khách về với lễ hội của người Thái ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Với nhiều hoạt động mang những nét văn hóa của người Thái ở Quỳ Châu (Nghệ An), Lễ hội Hang Bua năm 2024 thu hút hàng vạn lượt khách gần xa.

Clip: Đình Tuyên
bna-hang-bua-24-1-5575.jpg
Lễ hội Hang Bua năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/2 đến 2/3 tại bản Bua, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An). Trong thời gian diễn ra sự kiện, ước tính có đến hàng vạn lượt khách về trẩy hội. Ảnh: Đình Tuyên
bna-hang-bua-3310.jpg
Cảnh đông đúc, tấp nập kéo dài xảy ra liên tục vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc các hoạt động trong ngày tại lễ hội. Du khách đến Lễ hội Hang Bua chủ yếu là cư dân địa phương và các huyện lân cận. Cũng có những người đến từ các tỉnh, thành khác như Thanh Hóa, TP.Hồ Chí Minh,... và một số du khách ngoại quốc. Ảnh: Đình Tuyên
bna-hang-bua-24-3-4408.jpg
Lễ hội diễn ra trước hang Bua (hang sen - tiếng Thái), một danh thắng, di chỉ khảo cổ được xếp hạng Di tích Văn hóa - Lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1997. Cùng năm, lễ hội được khôi phục dựa trên những sinh hoạt văn hóa vào mùa Xuân của cư dân huyện Quỳ Châu. Ảnh: Đình Tuyên bna-hang-bua-24-4-7001.jpg
Hang đá trở nên tấp nập du khách vào dịp lễ hội. Ảnh: Hữu Vi
bna-hang-bua-246-8360.jpg
Nổi bật trong phần lễ là Lễ tế đền Mường Chiêng Ngam. Ngôi đền được xây dựng vào năm 1927 bởi một quan tri phủ họ Sầm. Đền thờ các vị thần có công xây dựng nên mường người Thái, tên gọi Chiêng Ngam (mường đẹp). Vào đầu những năm 2000, ngôi đền được phục dựng và trở thành một công trình tâm linh của cư dân địa phương. Ảnh: Hữu Vi
bna-hang-bua-24-61-290.jpg
Những sản vật được dâng lên thần linh gồm: thịt trâu, gà, hoa quả, rượu, hương trầm và một số sản vật của người bản địa. Lễ cúng được thực hiện theo tục cúng bản mường của người Thái ở huyện Quỳ Châu. Ảnh: Hữu Vi
bna-hang-bua-24-10-9897.jpg
Phần hội diễn ra trên bãi đất rộng trước cửa hang, thu hút nhiều người theo dõi, cổ vũ. Ảnh: Hữu Vi
bna-hang-bua-24-101-7554.jpg
Bên cạnh những môn thể thao truyền thống thì bóng chuyền nam, nữ nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các xã, các đơn vị trên địa bàn. Ảnh: Đình Tuyên
bna-hang-bua-24-8-1330.jpg
Màn múa sạp của một đội nghệ thuật quần chúng tại lễ hội. Múa sạp từ lâu đã là vũ đạo của cộng đồng người Thái không thể thiếu tại các sự kiện văn hóa nơi làng bản. Ảnh: Đình Tuyên
bna-hang-bua-24-11-9151.jpg
Thêu váy, quay tơ, dệt vải là phần thi được duy trì thường xuyên tại các kỳ Lễ hội Hang Bua. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm khuyến khích phòng trào nữ công. Dệt vải, nuôi tằm, ươm tơ vẫn được duy trì trong nếp sống thường nhật của phụ nữ tại nhiều làng bản ở huyện Quỳ Châu. Ảnh: Đình Tuyên
bna-hang-bua-24-13-9069.jpg
Lễ hội còn là dịp tốt để các thợ dệt thổ cẩm trên địa bản quảng bá sản phẩm. Thổ cẩm của người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu hiện có tiếng ở Nghệ An và cả nước. Ảnh: Đình Tuyên
bna-nguoi-dep-lh-hang-bua-24-3723.jpg
Cuộc thi người đẹp luôn là hoạt động được chờ đợi nhất tại các kỳ Lễ hội Hang Bua. Lễ hội năm 2024 này có sự tham gia của 27 thí sinh đến từ 12 xã, thị trấn và Trường THPT huyện Quỳ Châu. Hội thi đã chọn ra hoa khôi là nữ sinh Trường Đại học Vinh đại diện cho xã Châu Hạnh dự thi. Ảnh: Hữu Vi

Tin mới