Đĩa 5D độ bền 13,8 tỷ năm

Giải pháp lưu trữ mới được nghiên cứu có kích thước nhỏ như một miếng bánh, rất mỏng, độ bền 13,8 tỷ năm được coi như vĩnh cửu.

Các nhà khoa học tại Đai học Southampton (Anh) đã phát triển thành công phương thức lưu trữ mới với tên gọi đĩa 5D. Sử dụng xung laser để ghi dữ liệu nhị phân lên các tinh thể thủy tinh có cấu trúc nano, đĩa này vào năm 2012 chỉ có khả năng lưu 40 MB trên mỗi inch vuông, nhưng hiện nay nâng thành 360 TB.

dia-5d-do-ben-13-8-ty-nam

Đĩa 5D dung lượng 360 TB lưu trữ dữ liệu trong 13,8 tỷ năm.

Ngoài khả năng chứa dữ liệu khổng lồ, đĩa 5D còn hội tụ nhiều ưu điểm như độ bền tới 13,8 tỷ năm, so với giới hạn trước đó là 300 triệu năm. Sản phẩm làm từ kính nên giá tương đối rẻ, quá trình ghi dữ liệu dùng tia laser cực nhanh với xung ánh sáng cực ngắn. Các tập tin sẽ được lưu trên ba lớp cấu trúc điểm nano cách nhau bởi 5 micromet (đơn vị một phần một triệu của met).

Đĩa 5D rất bền: không thấm nước, có khả năng chịu ở nhiệt độ 1.000 độ C hay mức độ lạnh ngoài không gian. Ở nhiệt độ 190 độ C, khả năng lưu trữ của đĩa gần như vĩnh cửu, 13,8 tỷ năm, so với tuổi của Trái Đất là khoảng 5 tỷ năm. Các nhà nghiên cứu cho biết, với các đặc tính ưu việt, đĩa 5D là một phương thức sao lưu ổn định và an toàn cho các tổ chức cần dung lượng lớn, chẳng hạn kho lưu trữ quốc gia, bảo tàng, thư viện...

dia-5d-do-ben-13-8-ty-nam-1

Nhiều dữ liệu quan trọng đã được lưu trữ trên đĩa 5D.

Nhiều văn bản quan trọng, trong đó có Tuyên ngôn Nhân quyền và Đại Hiến chương (Magna Carta) đã được lưu trữ trên đây, mà có thể dùng để tìm hiểu sau khi loài người bị diệt vong. Bởi theo những ước tính khoa học, khoảng 5 tỷ năm nữa mặt trời sẽ "chết".

Theo VNE

TIN LIÊN QUAN

Tin mới