Độc đáo nghệ thuật điêu khắc đền làng Danh

(Baonghean.vn) - Với quy mô nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ độc đáo, tồn tại trên 200 năm, đền làng Danh (xã Lăng Thành, huyện Yên Thành) là di tích lịch sử văn hóa kiến trúc cổ được nhân dân gìn giữ.

» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
 

Nằm giữa khu dân cư trù mật, đền hướng về phía Đông Nam, ở thế “tọa sơn vọng thủy” phía sau là rú Chùa, bao bọc xung quanh là ao sen thơm ngát, Đền làng Danh còn nổi lên bởi Nghi môn được xây dựng theo kiểu chồng diêm ba tầng, cao 08m, có tổng diện tích  86m2, là công trình gốc còn giữ được khá nguyên vẹn. Ảnh: Thái Dương
Nằm giữa khu dân cư trù mật, đền hướng về phía Đông Nam, ở thế “tọa sơn vọng thủy” phía sau là rú Chùa, bao bọc xung quanh là ao sen thơm ngát, Đền làng Danh còn nổi lên bởi Nghi môn được xây dựng theo kiểu chồng diêm ba tầng, cao 8m, có tổng diện tích 86m2, là công trình gốc còn giữ được khá nguyên vẹn. Ảnh: Thái Dương
Toàn bộ kiến trúc và nghệ thuật trang trí ở đây rất cân đối, vững chắc, và có giá trị thẩm mỹ. Các đề tài họa tiết trang trí như hình ảnh “tứ linh”, “tứ quý” được các nghệ nhân đắp nổi bằng vôi vữa thành những tác phẩm dưới dạng phù điêu, vừa mang chức năng trang trí, vừa tạo nên sự duyên dáng và sinh động. Nghi môn được ví như lầu rồng nổi lên như kỳ quan trong vũ trụ. Ảnh: Thái Dương
Toàn bộ kiến trúc và nghệ thuật trang trí ở đây rất cân đối, vững chắc và có giá trị thẩm mỹ. Các đề tài họa tiết trang trí như hình ảnh “tứ linh”, “tứ quý” được các nghệ nhân đắp nổi bằng vôi vữa thành những tác phẩm dưới dạng phù điêu, vừa mang chức năng trang trí, vừa tạo nên sự duyên dáng và sinh động. Nghi môn được ví như lầu rồng nổi lên như kỳ quan trong vũ trụ. Ảnh: Thái Dương
Tầng một của nghi môn cao 3,73m, được tạo bởi 4 cột trụ (2 trụ trước, 2 trụ sau), nối giữa là mảng tường xây theo hình thức vòm cuốn để tạo dáng và nâng đỡ cho phần trên, tạo thành lối đi chính vào đền. Hai cánh cửa làm bằng gỗ, được thiết kế theo kiểu thượng song hạ bản, mỗi cánh rộng: 0,75m. Ảnh: Thái Dương
Ở hai góc phía trên của vòm cuốn là hình tượng hai chim phượng được tạo ở tư thế “phượng vũ”, là bức thông điệp về ước mơ, khát vọng mùa màng bội thu mà dân làng muốn nhắn gửi tới thần linh. Ảnh: Thái Dương
Các mặt tường phía trước và sau đều được trang trí với các mảng chạm bằng chất liệu vôi vữa đẹp mắt, thể hiện đề tài “long ẩn vân” với hình ảnh 2 con rồng đang trong tư thế vươn lên, các cụm vân xoắn được điểm  ở phần thân rồng, vừa sinh động, vừa gợi nên sự tôn nghiêm của linh vật, tượng trưng cho khát vọng mưa thuận gió hòa, là ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp về sự đủ đầy, viên mãn, mùa màng bội thu. Ảnh: Thái Dương
Tầng hai cũng cấu tạo tương tự như tầng một, nhưng kích thước nhỏ hơn, nổi lên 4 chữ Hán “Đại Đức Viết Sinh", nghĩa là đức lớn che chở sinh linh. Tiếp đó là 2 hổ phù trông rất dữ tợn, hai bên đắp nổi hai con rùa miệng ngậm cành hoa; bờ nóc trang trí đề tài “lưỡng long chầu nhật”; các góc trang trí đầu đao uốn cong, mái được dán bằng ngói vảy. Ảnh: Thái Dương
Ảnh: Thái Dương
Mặt tầng hai trước của vòm đắp nổi hình tượng hai con nghê mặt ngoảnh ra hai bên. Mặt sau là hai con chim “phượng vũ”, hai mặt bên cửa vòm cuốn đắp đăng đối bởi hai con hổ phù, xen lẫn trang trí hình rồng. Ảnh: Thái Dương
Nhà bái đường và hậu cung là công trình kiến trúc nguyên gốc của đền, khung nhà được làm bằng gỗ lim thoáng rộng, xen lẫn với tài nghệ điêu khắc độc đáo; mái lợp ngói âm dương. Đây là nơi thâm nghiêm nhất của đền, thờ Bạch y Công chúa và các vị thiên thần, nhân thần có công bảo quốc hộ dân, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nơi đây hiện đang lưu giữ 49 hiện vật, trong đó có 28 cổ vật quý còn ghi rõ niên đại, có giá trị nhiều mặt về lịch sử, văn hóa, đặc biệt là 04 tấm mộc bản bằng chữ Hán và 02 bài vị rất có giá trị. Ảnh: Thái Dương
Nhà bái đường và hậu cung là công trình kiến trúc nguyên gốc của đền, khung nhà được làm bằng gỗ lim thoáng rộng, xen lẫn với tài nghệ điêu khắc độc đáo; mái lợp ngói âm dương. Đây là nơi thâm nghiêm nhất của đền, thờ Bạch y Công chúa và các vị thiên thần, nhân thần có công bảo quốc hộ dân, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ảnh: Thái Dương
Nơi đây hiện đang lưu giữ 49 hiện vật, trong đó có 28 cổ vật quý còn ghi rõ niên đại, có giá trị nhiều mặt về lịch sử, văn hóa, đặc biệt là 04 tấm mộc bản bằng chữ Hán và 02 bài vị rất có giá trị. Ảnh: Thái Dương
Nơi đây hiện đang lưu giữ 49 hiện vật, trong đó có 28 cổ vật quý còn ghi rõ niên đại, có giá trị về lịch sử, văn hóa; đặc biệt là 4 tấm mộc bản bằng chữ Hán và 02 bài vị rất có giá trị. Ảnh: Thái Dương
Đền làng Danh còn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương, nơi gìn giữ những tư liệu quý, giúp cho các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc của di sản văn hóa cổ để  giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau. Ảnh: Thái Dương
Đền làng Danh còn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương, nơi gìn giữ những tư liệu quý, giúp các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc của di sản văn hóa cổ. Ảnh: Thái Dương

Thái Dương

TIN LIÊN QUAN

Tin mới