Độc đáo sản phẩm thổ cẩm bản Thái ở Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Sản phẩm thổ cẩm của làng nghề Thái Minh, xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ khá phong phú về mẫu mã và đang được bà con khôi phục lại.

 Phụ nữ bản Thái Minh, xã Tiên Kỳ thoăn thoát trên khung cửi. Ảnh: Xuân Hoàng
Đến làng nghề thổ cẩm Thái Minh, xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ, phần lớn nhà nào cũng có khung cửi. Bà con thường tranh thủ dệt vào buổi trưa hoặc tối. Ảnh: Xuân Hoàng
 Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi người phụ nữ phải khéo léo, chịu khó. Trong ảnh: Đưa con thoi nhịp nhàng trên khung cửi. Ảnh: Xuân Hoàng
Ông Trương  Công Thạch - Chủ tịch UBND xã Tiên Kỳ cho rằng: Làng nghề thổ cẩm Thái Minh được tỉnh công nhận làng nghề đầu năm 2016. Các sản phẩm thổ cẩm được bà con sản xuất ra ngày càng nhiều và phục vụ cho du lịch. Ảnh: Xuân Hoàng
 Ví thổ cẩm được phụ nữ bản Thái Minh làm ra, bán với giá 20.000 đồng. Ảnh: Xuân Hoàng
 Sản phẩm thổ cẩm của xóm gồm: gối, đệm, váy, khăn, túi... đảm bảo mẫu mã, nhưng vẫn khó tiêu thụ, chưa được giá. Trong ảnh: Ví thổ cẩm được phụ nữ làng nghề Thái Minh mất nhiều thời gian mới hoàn thành, nhưng giá chỉ có 20.000 đồng/chiếc. Ảnh: Xuân Hoàng
Váy Thái... Ảnh: Xuân Hoàng
Chân váy Thái với họa tiết rực rỡ là trang phục được yêu thích của phụ nữ Thái Nghệ An nói chung và phụ nữ Thái ở Tân Kỳ nói riêng. Ảnh: Xuân Hoàng
Gối... Ảnh: Xuân Hoàng
Theo bà con xóm Minh Thái cho biết: Con gái Thái đi lấy chồng là phải sắm đủ 4 chiếc gối, 4 cái nệm, 5 cái váy... do vậy làng nghề luôn có nhiều sản phẩm độc đáo này. Ảnh: Xuân Hoàng
Bà Lào Thị hải...

Bà Lào Thị Hải - Trưởng làng nghề thổ cẩm Thái Minh cho biết, mỗi phiên chợ Tiên Kỳ bà bán được khoảng 2 triệu đồng, chủ yếu là túi ví, khăn, váy... Ảnh: Xuân Hoàng 

Hiện tại Làng nghề thổ cẩm Thái Minh có 30 thành viên chuyên làm nghề dệt thổ cẩm, mặc dù khó đầu ra, nhưng bà con trong xóm vẫn truyền nghề cho thế hệ trẻ nhằm duy trì nghề, đáp ứng nhu cầu về phong tục tập quán trong cưới hỏi và lễ hội của đồng bào Thái.

Hiện tại, Làng nghề thổ cẩm Thái Minh có 30 thành viên chính thức, ngoài ra có khoảng 60 chị em tham gia làm nghề. Mặc dù khó đầu ra, nhưng bà con trong xóm vẫn truyền nghề cho thế hệ trẻ nhằm duy trì nghề, đáp ứng nhu cầu về áo, váy và chăn nệm... trong lễ cưới hỏi và lễ hội của đồng bào Thái. Ảnh: Xuân Hoàng

a
Hiện nay, Tân Kỳ đang khôi phục các làng nghề dệt thổ cẩm khác để phục vụ cho du lịch cộng đồng trên địa bàn. Ảnh: Phương Thảo

Xuân Hoàng

TIN LIÊN QUAN

Tin mới