Xây dựng NTM nhờ 'đột phá' trong thu nhập

(Baonghean.vn) – Sau Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ xã Đỉnh Sơn (Anh Sơn) đã có nghị quyết chuyên đề phát triển đại trà một số cây, con phù hợp với đặc điểm địa phương, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân.  

Ba cây, con chủ lực mà Đỉnh Sơn xác định đó là cam Bãi Phủ, cây chè công nghiệp và con thỏ nhằm phát huy thế mạnh của địa phương, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực để đảm bảo xây dựng NTM các tiêu chí bền vững.

Lãnh đạo xã Đỉnh Sơn khảo sát tình hình phát triển diện tích cam trồng mới trên địa bàn
Lãnh đạo xã Đỉnh Sơn khảo sát tình hình phát triển diện tích cam trồng mới trên địa bàn

Để tạo cơ hội làm giàu và khẳng định vị thế kinh tế của cây cam, xã Đỉnh Sơn đang triển khai đề án phục hồi thương hiệu cây cam Bãi Phủ. Sau 3 năm triển khai, đề án bước đầu đã mang lại những hiệu quả nhất định. Hiện tổng diện tích cam toàn xã là 48 ha, trong đó có 20 hộ trồng cam trong dự án được hỗ trợ về nguồn vốn với số tiền 600 triệu đồng.    

Phát huy vai trò đảng viên làm kinh tế ông Phan Văn Thuật thôn tháng 8 xã Đỉnh Sơn đầu tư trồng 500 gốc cam. Hiện nay nhiều diện tích cam đã bắt đầu bước vào giai đoạn kinh doanh cho thu nhập 100 triệu mỗi năm.
Phát huy vai trò đảng viên làm kinh tế, đảng viên Phan Văn Thuật ở thôn tháng 8, xã Đỉnh Sơn đầu tư trồng 500 gốc cam. Hiện nay, nhiều diện tích cam đã bắt đầu bước vào giai đoạn kinh doanh cho thu nhập 100 triệu mỗi năm.

Không chỉ biết đến là địa phương có vùng cam nổi tiếng, xã Đỉnh Sơn còn có Xí nghiệp chè Bãi Phủ với sản phẩm chè đen, chè xanh và vùng nguyên liệu có diện tích chè với 50 ha. Để nâng cao năng suất sản lượng chè người dân xã Đỉnh Sơn đã đầu tư hệ thống bec tưới chống hạn.                                                                          

Với năng suất đạt 18-20 tấn/ha/năm. Cây chè mang lại nguồn thu nhập cho người dân Đỉnh Sơn khoảng 60 triệu đồng/ha/năm.
Với năng suất đạt 18-20 tấn/ha/năm, cây chè mang lại nguồn thu nhập cho người dân Đỉnh Sơn khoảng 60 triệu đồng/ha/năm.

Ngoài cây cam, cây chè, thì thời gian gần đây xã Đỉnh Sơn còn mạnh dạn đưa các loại con mới vào chăn nuôi như hươu sao, thỏ mang lại giá trị kinh tế cao.

Nhận thấy mô hình nuôi thỏ chi phí ban đầu không cao, khả năng quay vòng vốn nhanh. Năm 2015 anh Phạm Công Trường thôn 2 xã Đỉnh Sơn bắt đầu tham gia nuôi thỏ, đến nay anh có gần 100 con. Thu nhập từ bán thỏ thịt và thỏ giống của anh Trường mỗi tháng cũng đem về 2-3 triệu đồng . Từ một vài mô hình đầu tiên đến nay toàn xã Đỉnh Sơn có trên 20 hộ tham gia chăn nuôi thỏ hàng hóa.
Nhận thấy mô hình nuôi thỏ chi phí ban đầu không cao, khả năng quay vòng vốn nhanh, năm 2015 anh Phạm Công Trường thôn 2 xã Đỉnh Sơn bắt đầu tham gia nuôi thỏ, đến nay anh có gần 100 con. Thu nhập từ bán thỏ thịt và thỏ giống của anh Trường mỗi tháng đạt 2-3 triệu đồng.
Từ một vài mô hình đầu tiên đến nay toàn xã Đỉnh Sơn có trên 20 hộ tham gia chăn nuôi thỏ hàng hóa.
Từ một vài mô hình đầu tiên đến nay toàn xã Đỉnh Sơn có trên 20 hộ tham gia chăn nuôi thỏ hàng hóa.

Từ những mô hình kinh tế mang lại hiệu quả, đã mang lại thu nhập bình quân đạt 17 triệu đồng/người/năm. Kinh tế phát triển người dân có điều kiện để đóng góp xây dựng các công trình như điện, đường, trường trạm, nhà văn hóa trên địa bàn. Hiện nay xã Đỉnh Sơn đã đạt 16/19 tiêu chí nông thôn mới. Dự kiến trong tháng 10 năm nay xã sẽ về đích nông thôn mới./.

Huyền Trang

Đài Anh Sơn

TIN LIÊN QUAN

Tin mới