Lớp học đặc biệt trên đảo Cồn Cỏ

(Baonghean.vn) - Trong chuyến công tác cùng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân thăm các đảo tiền tiêu vừa qua, chúng tôi tìm đến Trường Mầm non - Tiểu học Hoa Phong Ba, nơi thế hệ tương lai của đảo Cồn Cỏ được chăm chút, yêu thương bởi cô giáo trẻ tận tụy.
Được khánh thành vào cuối năm 1995, gọi là “trường” nhưng hiện nay Trường Mầm non - Tiểu học Hoa Phong Ba chỉ còn 1 lớp Mầm non với 12 học sinh từ 2 - 5 tuổi. Bởi lẽ, sau hơn 8 năm, dân số trên đảo hầu như không biến động, nhiều học sinh sau khi học hết Mầm non đã chuyển lên học Tiểu học ở đất liền để được tiếp cận với điều kiện giáo dục tốt hơn. Ảnh: Minh Quân
Được khánh thành vào cuối năm 1995, gọi là “trường” nhưng hiện nay Trường Mầm non - Tiểu học Hoa Phong Ba chỉ còn 1 lớp Mầm non với 12 học sinh từ 2 - 5 tuổi. Bởi lẽ, sau hơn 8 năm, dân số trên đảo hầu như không biến động, nhiều học sinh sau khi học hết Mầm non đã chuyển lên học Tiểu học ở đất liền để được tiếp cận với điều kiện giáo dục tốt hơn. Ảnh: Minh Quân
Ngoài một cô cấp dưỡng, cô giáo Võ Thị Vân Anh (SN 1996, quê ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) là giáo viên chính phụ trách lớp. Ảnh: Minh Quân

Ngoài một cô cấp dưỡng, cô giáo Võ Thị Vân Anh (SN 1996, quê ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) là giáo viên chính phụ trách lớp. Ảnh: Minh Quân

Cuối năm 2022, dù đang có công việc ổn định ở một trường Mầm non nơi quê nhà, cô Vân Anh vẫn quyết định mang theo con trai nhỏ 2 tuổi, theo chồng là Đại uý Đào Quang Hiển - Phó Trạm trưởng Trạm Ra đa 540, Trung đoàn 351, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân ra đảo để cả nhà được đoàn tụ. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, với kiến thức sư phạm cùng kinh nghiệm 5 năm dạy trẻ trong đất liền, cô dần quen với việc phụ trách lớp học đặc biệt này. Ảnh: Minh Quân

Cuối năm 2022, dù đang có công việc ổn định ở một trường Mầm non nơi quê nhà, cô Vân Anh vẫn quyết định mang theo con trai nhỏ 2 tuổi, theo chồng là Đại uý Đào Quang Hiển - Phó Trạm trưởng Trạm Ra đa 540, Trung đoàn 351, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân ra đảo để cả nhà được đoàn tụ. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, với kiến thức sư phạm cùng kinh nghiệm 5 năm dạy trẻ trong đất liền, cô dần quen với việc phụ trách lớp học đặc biệt này. Ảnh: Minh Quân

Theo cô Vân Anh, trẻ em trên đảo có nhiều thiệt thòi hơn so với trẻ ở đất liền, vì cha mẹ các em là các chiến sĩ đóng quân trên đảo hoặc các những người làm nghề biển, ít có thời gian chăm sóc cho con. “Ngoài thiếu thốn nhiều mặt so với trên đất liền, việc dạy học ở đảo cũng có những khó khăn. Ở trong lớp ghép, các em khó tập trung chú ý hơn ở lớp cùng độ tuổi. Do đó, mỗi tiết học được chia đều cho tất cả các cháu, nhỏ thì tập vẽ, tập tô, lớn hơn thì học viết số, đọc chữ… ”, cô giáo 26 tuổi chia sẻ. Ảnh: Minh Quân

Theo cô Vân Anh, trẻ em trên đảo có nhiều thiệt thòi hơn so với trẻ ở đất liền, vì cha mẹ các em là các chiến sĩ đóng quân trên đảo hoặc các những người làm nghề biển, ít có thời gian chăm sóc cho con. “Ngoài thiếu thốn nhiều mặt so với trên đất liền, việc dạy học ở đảo cũng có những khó khăn. Ở trong lớp ghép, các em khó tập trung chú ý hơn ở lớp cùng độ tuổi. Do đó, mỗi tiết học được chia đều cho tất cả các cháu, nhỏ thì tập vẽ, tập tô, lớn hơn thì học viết số, đọc chữ… ”, cô giáo 26 tuổi chia sẻ. Ảnh: Minh Quân

Ngoài những giờ tập hát, tập vẽ, tập viết, 12 cháu nhỏ ở 4 lứa tuổi lại cùng nhau tham gia các trò chơi dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Tiếng trẻ thơ vui vẻ nô đùa vang lên hòa cùng tiếng rì rào của sóng biển. Ảnh: Minh Quân

Ngoài những giờ tập hát, tập vẽ, tập viết, 12 cháu nhỏ ở 4 lứa tuổi lại cùng nhau tham gia các trò chơi dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Tiếng trẻ thơ vui vẻ nô đùa vang lên hòa cùng tiếng rì rào của sóng biển. Ảnh: Minh Quân

Sự tận tụy của cô Vân Anh cũng như những cô giáo khác từng công tác trên đảo trong nhiều năm qua đã bù đắp những thiệt thòi ở nơi đầu sóng ngọn gió, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức cho các cháu nhỏ trên đảo Cồn Cỏ để sau này các cháu không bỡ ngỡ khi rời đảo vào bờ học Tiểu học, đồng thời góp phần giúp bố mẹ các cháu yên tâm công tác cũng như bám biển, giữ vững chủ quyền biển đảo. Ảnh: Minh Quân

Sự tận tụy của cô Vân Anh cũng như những cô giáo khác từng công tác trên đảo trong nhiều năm qua đã bù đắp những thiệt thòi ở nơi đầu sóng ngọn gió, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức cho các cháu nhỏ trên đảo Cồn Cỏ để sau này các cháu không bỡ ngỡ khi rời đảo vào bờ học Tiểu học, đồng thời góp phần giúp bố mẹ các cháu yên tâm công tác cũng như bám biển, giữ vững chủ quyền biển đảo. Ảnh: Minh Quân

Tin mới