Mức lương ở Đức giảm sâu nhất khi từ bỏ mua năng lượng giá rẻ của Nga

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Tờ The Guardian nhận định, việc từ chối nguồn cung năng lượng giá rẻ của Nga dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Đức. Mức lương thực tế của nước này vào năm 2022 giảm sâu nhất, kể từ năm 1950. 

Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến thăm nhà máy Neapco Europe ở Duren, Đức vào tháng 8_2023. afp.JPG
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến thăm Nhà máy Neapco Europe ở Duren, Đức vào tháng 8/2023. Ảnh: AFP

Hãng tin RT cho hay, tờ The Guardian đưa ra nhận định, cú sốc khủng hoảng năng lượng, sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, đã khiến mức sống ở Đức giảm mạnh nhất, kể từ Thế chiến thứ hai. Đồng thời, sản lượng kinh tế của "đầu tàu châu Âu" sụt giảm tương đương với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

The Guardian cho biết, theo một báo cáo của hai cựu cố vấn kinh tế của Chính phủ Đức, tiền lương ở nước này đã giảm sâu nhất vào năm 2022, kể từ năm 1950. Đây là dấu hiệu báo động đỏ, nêu bật mức độ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở cường quốc từng dẫn đầu châu Âu.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo, việc ngành công nghiệp Đức không được bảo vệ trước đà tăng giá năng lượng, có thể biến những năm 2020 thành "thập kỷ mất mát đối với nước Đức".

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, mức tăng trưởng kinh tế của Đức trong năm 2024 và 2025 được dự đoán sẽ thấp hơn bất kỳ nền kinh tế tiên tiến nào có thể so sánh được, ngoại trừ Argentina. Hai quý liên tiếp ghi nhận sự sụt giảm sản lượng, được xác định là suy thoái kỹ thuật.

Theo các chuyên gia, từ tháng 4/2022 đến tháng 3/2023, tiền lương thực tế ở Đức giảm 4%, so với dự báo trước khủng hoảng. Khối lượng sản xuất cũng giảm hơn 4%. Nếu tính đến thiệt hại do cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 gây ra cho ngành công nghiệp, sản lượng thực tế vào cuối năm 2023 thấp hơn khoảng 7%, so với xu hướng trước khủng hoảng; và tiền lương thực tế thấp hơn 10%.

Tin mới