Nghệ An tọa đàm kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Chiều 11/10, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức tọa đàm kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930- 15/10/2023) và 24 năm ngày dân vận của cả nước (15/10/1999- 15/10/2023).

Tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Ngọc Kim Nam – Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Lê Hồng Vinh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Võ Thị Minh Sinh – Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh.

bna_toàn cạnh. ảnh thanh lê.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Lê

Diễn văn do đồng chí Phan Thanh Đoài – Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy trình bày nêu rõ: Cách đây 93 năm, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, từ ngày 14 đến 31/10/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết về tình hình Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng.

bna_ anh nạm ảnh thanh lê.jpg
Đồng chí Ngọc Kim Nam – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Thanh Lê

Nghị quyết Hội nghị nêu rõ: Trong các Đảng bộ phải tổ chức các ban chuyên môn về các giới vận động như: Công vận, nông vận, thanh vận, phụ vận, quân đội vận, Mặt trận phản đế. Từ đó, ghi dấu ngày ra đời công tác dân vận của Đảng, mở ra một trang mới, một mốc son trong sự nghiệp công tác dân vận.

Ngày 15/10/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo “Dân vận” đăng trên Báo Sự thật. Nội dung bài báo được coi là “Cương lĩnh công tác dân vận” của Đảng. Năm 2000, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã quyết định lấy ngày 15/10 hằng năm là “Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng”.

bna_a đoai. ảnh thanh lê.jpg
Đồng chí Phan Thanh Đoài – Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy trình bày diễn văn ôn lại truyền thống ngành Dân vận. Ảnh: Thanh Lê

Với ý nghĩa đó, tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Dân vận", theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã đồng ý lấy ngày 15/10/1930 làm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và quyết định chọn ngày 15/10 hằng năm là Ngày "Dân vận" của cả nước để đẩy mạnh việc học tập và thực hiện những lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận.

Trải qua 93 năm đồng hành cùng lịch sử cách mạng dân tộc, công tác dân vận luôn là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

bna_đại biệu ảnh thanh lê.jpg
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm. Ảnh: Thanh Lê

Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân vận, cùng với cả nước, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Nghệ An luôn xác định công tác vận động quần chúng có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và sự cần thiết có một cơ quan tham mưu về công tác vận động quần chúng.

Nhờ đó, công tác dân vận ở Nghệ An đã có những chuyển biến tích cực; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, tạo thành phong trào quần chúng rộng lớn, đóng góp quan trọng vào những thành tựu của công cuộc đổi mới quê hương, đất nước; tạo sự đồng thuận xã hội trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, góp phần làm yên dân, niềm tin và mối quan hệ của Nhân dân đối với Đảng ngày càng được củng cố.

bna_chị sịnh ảnh thanh lê.jpg
Đồng chí Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Thanh Lê

Các cấp uỷ đảng đã có bước đổi mới về nội dung, phương thức lãnh đạo công tác vận động quần chúng, hướng hoạt động sâu sát cơ sở, đưa công tác dân vận thành một trong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới", các chương trình, đề án về công tác dân vận. Theo đó, công tác dân vận luôn chú trọng gắn với lợi ích của người dân, phù hợp lòng dân, tạo động lực cho sự phát triển; tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ về công tác dân vận từ tỉnh đến cơ sở.

Công tác dân vận chính quyền có nhiều chuyển biến. Các cấp chính quyền đã cụ thể hoá nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ thành các quyết định, cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

bna_a bịnh ảnh thanh lê.jpg
Đồng chí Phạm Trọng Bình - Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Con Cuông trình bày tham luận tại buổi tọa đàm Ảnh: Thanh Lê

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” khởi sắc, sinh động, phong phú, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, được cả hệ thống chính trị hưởng ứng tích cực. Ban Dân vận, khối dân vận và tổ dân vận các cấp trong tỉnh đã tích cực vận động các tầng lớp nhân dân thi đua lao động sản xuất, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới ở Nghệ An đã thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, được cả hệ thống chính trị đồng lòng, chung sức vào cuộc. Đến nay, toàn tỉnh có 309/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 75,18% (trong đó 53 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 6 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu), 9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới, từ đó đã tạo ra diện mạo mới cho vùng nông thôn, rút ngắn khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị.

bna_biên phọng. ảnh thanh lê.jpg
Đại diện Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh tham luận tại buổi tọa đàm. Ảnh: Thanh Lê

Vai trò tham mưu của ban dân vận, khối dân vận cho cấp uỷ ngày càng có chất lượng, có hiệu quả cao, nhất là nắm bắt, dự báo tình hình, đề xuất giải quyết những vấn đề phức tạp, nổi cộm trên các địa bàn dân cư; xây dựng, thẩm định các nghị quyết và văn bản quan trọng, từ đó góp phần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác dân vận, cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự vào cuộc và đẩy mạnh thực hiện công tác dân vận của hệ thống chính trị, trên cơ sở đó góp phần cùng Đảng bộ và chính quyền thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra, từng bước xây dựng tỉnh ta ngày càng giàu mạnh, văn minh.

bna_dì thạo ảnh thanh lê.jpg
Đồng chí Nguyễn Thị Thảo - Nguyên Phó ban Dân vận Tỉnh ủy trình bày tham luận tại buổi tọa đàm. Ảnh: Thanh Lê

Để tiếp tục phát huy thành quả đạt được, trong thời gian tới, công tác dân vận của tỉnh tiếp tục quan tâm đổi mới công tác tuyên truyền, vận động và phương thức nắm tình hình Nhân dân theo hướng chủ động, thiết thực, hiệu quả. Hướng về cơ sở, chủ động nắm chắc tình hình, đời sống, tâm tư của các tầng lớp nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, khó khăn, biên giới, địa bàn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp… Đấu tranh, phản bác các thông tin, luận điệu xuyên tạc, chia rẽ, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa Đảng với Nhân dân.

bna_ db2. ảnh thanh lê.jpg
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm. Ảnh: Thanh Lê

Tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp, trong đó tập trung nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, triển khai Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân, gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của Nhân dân. Đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo" trong toàn hệ thống chính trị, gắn với động viên các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động.

bna_ tang hoa. ảnh thanh lê.jpg
Lãnh đạo tỉnh tặng hoa cho các cán bộ làm công tác dân vận nghỉ hưu. Ảnh: Thanh Lê

Tại buổi tọa đàm, tham luận của các đại biểu đã làm rõ vai trò, đóng góp của ngành dân vận đối với sự phát triển của tỉnh trong những năm qua; đồng thời, chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Ý kiến các đại biểu phản ánh những khó khăn đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công tác dân vận, nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Tin mới