Nhộn nhịp làng nghề truyền thống ở Nghệ An những ngày cận Tết

(Baonghean.vn) - Cứ đến tháng 11, 12 âm lịch hàng năm là dịp cao điểm ở các làng nghề truyền thống của xứ Nghệ. Như làng nghề bánh đa Đô Lương, làng nghề bánh tráng hay làng nghề bánh gai Anh Sơn, bánh cà Hưng Tân đều đang bước vào vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm.
Vào vụ Tết, làng nghề bánh gai Xứ Dừa ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn vô cùng tất bật. Các cơ sở làm việc ngày đêm, huy động công nhân làm bánh để đáp ứng nhiều đơn hàng từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Minh Châu

Vào vụ Tết, làng nghề bánh gai Xứ Dừa ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn vô cùng tất bật. Các cơ sở làm việc ngày đêm, huy động công nhân làm bánh để đáp ứng nhiều đơn hàng từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Minh Châu

Bánh gai Xứ Dừa thơm ngon nức tiếng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên địa bàn cả nước. Ảnh: Vũ Thảo
Bánh gai Xứ Dừa thơm ngon nức tiếng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên địa bàn cả nước. Ảnh: Vũ Thảo 
Cơ sở sản xuất Lê Phong tại thôn 11, xã Tường Sơn, Anh Sơn chia sẻ, sản lượng bánh phải sản xuất đã tăng gấp 10 lần vào dịp cuối năm so với ngày thường. Cơ sở đã chuẩn bị thêm trang thiết bị máy móc để đẩy nhanh quá trình sản xuất bánh gai, thuê thêm nhân lực để hoàn thành nhanh chóng các công đoạn làm bánh. Điều này không chỉ tăng thêm thu nhập cho cơ sở mà còn tạo việc làm thêm cho nhiều người dân nơi đây. Ảnh: Vũ Thảo

Cơ sở sản xuất Lê Phong tại thôn 11, xã Tường Sơn, Anh Sơn chia sẻ, sản lượng bánh phải sản xuất đã tăng gấp 10 lần vào dịp cuối năm so với ngày thường. Cơ sở đã chuẩn bị thêm trang thiết bị máy móc để đẩy nhanh quá trình sản xuất bánh gai, thuê thêm nhân lực để hoàn thành nhanh chóng các công đoạn làm bánh. Điều này không chỉ tăng thêm thu nhập cho cơ sở mà còn tạo việc làm thêm cho nhiều người dân nơi đây. Ảnh: Vũ Thảo

Làng-nghề-truyền-thống-bánh-đa-Vĩnh-Đức-nhộn-nhịp-ngày-cận-tết.
 Vào thời điểm này, làng nghề bánh đa Vĩnh Đức, tại Đô Lương, Nghệ An luôn đỏ lửa tráng những mẻ bánh phục vụ nhu cầu cuối năm. Bình quân ngày thường mỗi gia đình làm nghề nơi đây một ngày xay 10kg gạo tráng bánh. Nhưng thời gian này, số lượng gạo có thể tăng lên gấp đôi, gấp ba lần để đảm bảo cung cấp đủ bánh ngày sát Tết. Ảnh: Minh Châu
Ông Phạm Công Trường - một trong những cơ sở sản xuất bánh đa lâu đời tại làng nghề Vĩnh Đức cho biết: “Những ngày này là lúc bà con làng nghề vất vả nhất, phải tranh thủ thời gian, lẫn thời tiết để sản xuất đủ bánh phục vụ trên thị trường. Vất vả một chút nhưng mang đến nguồn thu nhập ổn định hơn cho bà con trên địa bàn”. Ảnh: Vũ Thảo

Ông Phạm Công Trường - một trong những cơ sở sản xuất bánh đa lâu đời tại làng nghề Vĩnh Đức cho biết: “Những ngày này là lúc bà con làng nghề vất vả nhất, phải tranh thủ thời gian, lẫn thời tiết để sản xuất đủ bánh phục vụ trên thị trường. Vất vả một chút nhưng mang đến nguồn thu nhập ổn định hơn cho bà con trên địa bàn”. Ảnh: Vũ Thảo

Làng nghề truyền thống bánh đa Vĩnh Đức nhộn nhịp ngày cận tết

 Bánh tráng Vĩnh Đức ngoài phục vụ khách hàng trong nước, còn được phân phối, xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Ảnh: Minh Châu

Thời gian này cũng là lúc mà các hộ gia đình ở Làng Nam, xã Hưng Tân (Hưng Nguyên) tất bật sản xuất bánh cà để kịp cung ứng cho thị trường. Ảnh: Đinh Tuyên

Thi gian này cũng là lúc mà các h gia đình Làng Nam, xã Hưng Tân (Hưng Nguyên) tt bt sn xut bánh cà đ kp cung ng cho th trưng. Ảnh: Đinh Tuyên

Được biết bánh cà là nghề truyền thống lâu đời của người dân xã Hưng Tân. Ban đầu chỉ có vài hộ gia đình trong xã làm để kiếm thêm thu nhập, theo thời gian nghề bánh được chú trọng và phát triển thành truyền thống. Cuối năm 2020, làng Nam được UBND tỉnh Nghệ An công nhận làng nghề. Ảnh: Đinh Tuyên

Được biết bánh cà là nghề truyền thống lâu đời của người dân xã Hưng Tân. Ban đầu chỉ có vài hộ gia đình trong xã làm để kiếm thêm thu nhập, theo thời gian nghề bánh được chú trọng và phát triển thành truyền thống. Cuối năm 2020, làng Nam được UBND tỉnh Nghệ An công nhận làng nghề. Ảnh: Đinh Tuyên

Trước đây bánh cà chỉ được sản xuất vào dịp Tết đến Xuân về để bày trên bàn thờ cúng gia tiên và tiếp khách trong dịp tết. Nhưng những năm gần đây món bánh cà lại trở thành đặc sản của địa phương, được người dân ưa chuộng. Thời kỳ cao điểm nhất từ tháng 8 đến tháng 12, mỗi năm một hộ gia đình sản xuất được từ 1 đến 2 tấn bánh cà bán ra thị trường. Bánh cà không chỉ được người trong tỉnh tin dùng mà còn lan rộng sang tỉnh Hà Tĩnh, ra thủ đô Hà Nội và vào cả TP Hồ Chí Minh… Ngoài việc sản xuất bánh cà, người dân còn kết hợp triển khai phát triển thêm các mặt hàng như bánh quẩy hay cốm để phục vụ khách hàng. Ảnh: Đinh Tuyên

Trước đây bánh cà chỉ được sản xuất vào dịp Tết đến Xuân về để bày trên bàn thờ cúng gia tiên và tiếp khách trong dịp tết. Nhưng những năm gần đây món bánh cà lại trở thành đặc sản của địa phương, được người dân ưa chuộng. Thời kỳ cao điểm nhất từ tháng 8 đến tháng 12, mỗi năm một hộ gia đình sản xuất được từ 1 đến 2 tấn bánh cà bán ra thị trường. Bánh cà không chỉ được người trong tỉnh tin dùng mà còn lan rộng sang tỉnh Hà Tĩnh, ra thủ đô Hà Nội và vào cả TP Hồ Chí Minh… Ngoài việc sản xuất bánh cà, người dân còn kết hợp triển khai phát triển thêm các mặt hàng như bánh quẩy hay cốm để phục vụ khách hàng. Ảnh: Đinh Tuyên

Tin mới