Nhộn nhịp mùa thu hoạch đót ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Bước vào mùa thu hoạch đót, nhiều hộ gia đình ở huyện miền núi phía Tây xứ Nghệ đang thu mua đót trong dân rồi bóc vỏ, phơi khô bán cho các thương lái.
Mùa thu hoạch đót tại huyện miền núi Kỳ Sơn thường bắt đầu vào thời điểm trước Tết Nguyên đán. Tranh thủ nông nhàn, người dân lên rẫy cắt đót về bán, nếu tích cực, mỗi người có thể kiếm được 150.000 - 200.000 đồng/ngày. Ảnh: Tiến Đông
Mùa thu hoạch đót tại huyện miền núi Kỳ Sơn thường bắt đầu vào thời điểm trước Tết Nguyên đán. Tranh thủ nông nhàn, người dân lên rẫy cắt đót về bán, nếu tích cực, mỗi người có thể kiếm được 150.000 - 200.000 đồng/ngày. Ảnh: Tiến Đông
Đót sau khi thu hái về có thể được đem bán tươi cho các đại lý, hoặc người dân sẽ tự đem phơi khô rồi chờ thương lái dưới xuôi lên thu mua. Ảnh: Tiến Đông
Đót sau khi thu hái về có thể được đem bán tươi cho các đại lý, hoặc người dân sẽ tự đem phơi khô rồi chờ thương lái dưới xuôi lên thu mua. Ảnh: Tiến Đông 
Chị Nguyễn Thị Hằng, trú tại bản Bà, xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn), chuyên thu mua đót của người dân cho biết, mỗi yến đót tươi được thu mua với giá 70.000 đồng, sau khi phơi khô thì bán từ 200.000 - 230.000 đồng. Ảnh: Tiến Đông
Chị Nguyễn Thị Hằng, trú tại bản Bà, xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn), chuyên thu mua đót của người dân cho biết, mỗi yến đót tươi được thu mua với giá 70.000 đồng, sau khi phơi khô thì bán từ 200.000 - 230.000 đồng. Ảnh: Tiến Đông 
Tại huyện Kỳ Sơn, khu vực các xã Chiêu Lưu, Tà Cạ, Hữu Kiệm... là nơi người dân tham gia thu hái đót khá nhiều. Sau khi bóc vỏ, tuốt lá, còn lại bông đót sẽ được đem đi phơi. Ảnh: Tiến Đông
Tại huyện Kỳ Sơn, khu vực các xã Chiêu Lưu, Tà Cạ, Hữu Kiệm... là nơi người dân tham gia thu hái đót khá nhiều. Sau khi bóc vỏ, tuốt lá, còn lại bông đót sẽ được đem đi phơi. Ảnh: Tiến Đông
Thông thường khoảng hơn 2 kg đót tươi sau khi phơi khô sẽ được 1 kg đót thành phẩm. Sau đó được bán cho các thương lái đem về xuôi kết thành chổi đót hoặc các sản phẩm mỹ nghệ. Ảnh: Tiến Đông
Thông thường khoảng hơn 2 kg đót tươi sau khi phơi khô sẽ được 1 kg đót thành phẩm. Sau đó được bán cho các thương lái đem về xuôi kết thành chổi đót hoặc các sản phẩm mỹ nghệ. Ảnh: Tiến Đông
Bà Kha Thị Chuyên cũng trú tại bản Bà, xã Hữu Kiệm đến thời điểm này đã bỏ ra hơn 30 triệu đồng tiền vốn để thu mua đót trong dân, chờ khi nào giá đót tăng lên hoặc có thương lái đến mua thì đem bán. Ảnh: Tiến Đông
Bà Kha Thị Chuyên cũng trú tại bản Bà, xã Hữu Kiệm đến thời điểm này đã bỏ ra hơn 30 triệu đồng tiền vốn để thu mua đót trong dân, chờ khi nào giá đót tăng lên hoặc có thương lái đến mua thì đem bán. Ảnh: Tiến Đông 
Đót tươi sau khi mua về cần phải được bóc vỏ, bóc lá và đem phơi khô ngay. Nếu chẳng may bị ướt thì sẽ bị mốc và mục. Ảnh: Tiến Đông
Đót tươi sau khi mua về cần phải được bóc vỏ, bóc lá và đem phơi khô ngay. Nếu chẳng may bị ướt thì sẽ bị mốc và mục. Ảnh: Tiến Đông 
Người dân địa phương tận dụng những mảnh ruộng nhỏ chưa bước vào gieo cấy để phơi đót. Ảnh: Tiến Đông
Chính vì vậy, những ngày này, tranh thủ trời nắng, người dân trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã tận dụng những khoảng đất trống ven đường, những mảnh ruộng nhỏ chưa bước vào gieo cấy để phơi đót. Ảnh: Tiến Đông

Tin mới