Phát huy nội lực, chuyển dịch đúng hướng ở Mã Thành

(Baonghean) - Trước năm 2010, Mã Thành là xã miền núi nghèo huyện ở huyện Yên Thành, thì nay vùng quê đó đang từng ngày khởi sắc, đi lên bằng chính nội lực sức dân. Đó là thành quả từ ý Đảng hợp với lòng dân.
Huong di hieu qua o Ma Thanh-hinh-anh-1
Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Mai Văn Hồ, xóm Đồng Đức có quy lớn ở xã Mã Thành. Ảnh: Thái Dương

Năm 2013, sau khi hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, cựu chiến binh (CCB) Trần Đình Điền, xóm 1, xã Mã Thành đã mạnh dạn đứng ra nhận thầu 1,3 ha ở vùng Đồng Bàu để thành lập trang trại. Hiện nay trong khu vực chuồng trại luôn có 6 con bò, hàng trăm con gia cầm, ao nuôi cá. Đặc biệt 3 năm lại nay, ông đã chuyển hướng sang nuôi ếch, trung bình mỗi năm xuất bán ra thị trường 5 tấn ếch thương phẩm. “Nhờ biết chọn giống vật nuôi phù hợp, kết hợp tận dụng sản phẩm nông nghiệp làm ra để tái đầu tư vào chăn nuôi, vì thế giảm được giá thành, tăng nhanh hiệu quả sản xuất, đảm bảo mức thu nhập hàng năm trên 200 triệu đồng” - ông Điền cho biết.

Vợ chồng anh Phan Văn Thành và chị Nguyễn Thị Long ở xóm 6 cũng chọn con đường thoát nghèo từ kinh tế trang trại tổng hợp. Qua 4 năm đầu tư xây dựng, trên diện tích rộng 2 ha, vợ chồng chị đã có 3 dãy chuồng trại, 4 ao nuôi cá, chăn nuôi 8 con bò sinh sản,  1 ngàn con vịt đẻ và hàng ngàn chim bồ câu... Doanh thu đạt 2,4 tỷ đồng, trừ chi phí đầu tư con lãi xấp xỷ 500 triệu đồng mỗi năm.. Đó mới chỉ 2 trong nhiều hộ nghèo ở xã Mã Thành đã biết vượt khó vươn lên, làm giàu chính đáng ngay trên đồng đất quê hương.

Là xã vùng bán sơn địa, ngoài 345 ha ha đất nông nghiệp, Mã Thành còn có 230 ha đất đồi và đất rừng. Sở dĩ trước đây đời sống của người dân còn nghèo do, nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào sản suất nông nghiệp, năm 2 vụ lúa bấp bênh, tiềm năng sẵn có chưa được khai thác; công tác giải quyết việc làm cho lao động chưa quan tâm đúng mức…

Bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khóa XXI, nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng ủy xã đã đề ra 2 kế hoạch, 2 nghị quyết chuyên đề và 10 Đề án trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội địa phương. Trong đó, đối với lĩnh vực nông nghiệp đã đẩy mạnh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào đồng ruộng, đưa năng suất lúa đạt 6,3-6,5 tấn/ha; tích cực phát triển nông-lâm kết hợp, trong đó chăn nuôi là ngành mũi nhọn, chiếm 53% tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, đưa tổng thu nhập xã hội năm 2017 lên 236 tỷ đồng.

Phong trào làm GTNT ở xón Hòn Nen, xã Mã Thành. Ảnh: Thái Dương
Phong trào làm giao thông nông thôn ở xóm Hòn Nen, xã Mã Thành. Ảnh: Thái Dương

Đặc biệt, để giải bài toán việc làm cho lao động dư thừa nông thôn, mấy năm gần đây, chính quyền xã Mã Thành đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân thành lập được 35 mô hình trang trại; nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ được hình thành. Hiện tại toàn xã có 1.450 con em đi xuất khẩu lao.

Đến nay, mức thu nhập bình quân của người dân Mã Thành đã được nâng lên 34,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 5%. Kinh tế phát phát triển là tiền đề quan trọng để Mã Thành phát huy nội lực trong xây dựng nông thôn mới. Xã đã đạt 15/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và đang quyết tâm cán đích trong năm 2018.

Bí thư Đảng ủy xã Mã Thành Phan Minh Trọng cho biết: “Trong xây dựng nông mới, xã đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống người dân, phấn đấu trở thành xã khá của huyện. Trong đó, chúng tôi tiếp tục tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, từng bước tạo nên chuỗi sản xuất nông nghiệp hàng hóa”.

Tin mới