Australia: Bắt được cá mập yêu tinh thời tiền sử

(Baonghean.vn) - Thứ 3 ngày 3/3, một ngư dân đánh bắt được một con cá mập yêu tinh - một loài cá mật thời tiền sử hiếm hoi còn sót lại trên Trái Đất ngoài khơi bờ biển Australia. Sau đó, con cá mập này đã được đưa đến viện bảo tàng.
Con cá mập thời tiền sử xuất hiện từ cách đây 125 triệu năm và được xem là một hóa thạch sống. Ảnh: AFP/Australia Museum
Con cá mập thời tiền sử xuất hiện từ cách đây 125 triệu năm và được xem là một hóa thạch sống. Ảnh: AFP/Australia Museum
Thứ 3, một ngư dân đánh cá gần Eden, ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam Australia đã bắt được một con cá mập yêu tinh thời tiền sử ở độ sâu khoảng 200 m. Cơ thể của con cá mập được bảo quản khá tốt trong hộp đông lạnh trước khi đem đến cho bảo tàng ở Sydney, Autraslia.
Theo ông Mark McGrouther - người sưu tập các loài cá của bảo tàng Autraslia, “Con cá khá ấn tượng và đẹp”. Ông Mark còn cho biết “Rất khó để bắt được một con cá mập yêu tinh và cũng rất hiếm để nhìn thấy một con cá loại này còn nguyên vẹn”. Hiện tại, đây là con cá mập yêu tinh thứ 4 mà bảo tàng tiếp nhận.
Cá mập yêu tinh có tên khoa học là Mitsukurina owstoni, là một loài ít được biết đến. Nó xuất hiện từ cách đây 125 triệu năm và được xem là một hóa thạch sống. Loài cá này được tìm thấy ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Hiện tại, loài cá mập yêu tinh đã được đưa vào Sách đỏ của Liên minh Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và các di sản của thiên nhiên (INPN).
Các nhà khoa học cho biết, cá mập yêu tinh hay còn được biết đến với cái tên “Kẻ ngoài hành tinh ở vực sâu” sống ở những vùng nước sâu. Nó có một cái mũi bằng phẳng, màu hồng, thân nhũn và răng nhọn như những chiếc đinh. Thức ăn chính của cá mập yêu tinh thường là các loài cá nhỏ, mực, cua… Và khi trưởng thành, một con cá mập yêu tinh sẽ dài từ 3 đến 4m.
Chu Thanh
Theo Le Monde 3/3

Tin mới