Phát hiện hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời

(Baonghean.vn) - Hệ Mặt trời chỉ còn 8 hành tinh kể từ khi Diêm Vương tinh bị hạ bậc xuống thành hành tinh lùn vào năm 2006. Thế nhưng, với công bố đưa ra hôm 20/1, Hệ Mặt trời lại sắp có thêm hành tinh thứ 9 khi các nhà khoa học phát hiện thêm 1 hành tinh khổng lồ nhờ công nghệ mô phỏng.

Sự tồn tại của hành tinh thứ 9 mới có thể giải thích được quỹ đạo elip dị thường của Hải Vương tinh trong những năm gần đây. Ảnh: Caltech.
Sự tồn tại của hành tinh thứ 9 mới có thể giải thích được quỹ đạo elip dị thường của Hải Vương tinh trong những năm gần đây. Ảnh: Caltech.

Ngày 20/1, Mike Brow và Konstantin Batygin - 2 nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ California (Caltech) đã công bố trên tờ The Astronomical việc phát hiện thêm 1 hành tinh khổng lồ nằm trong Hệ Mặt trời.

Sự tồn tại của hành tinh này sẽ giải thích những hiện tượng dị thường quan sát được trên quỹ đạo của Hải Vương tinh trong những năm gần đây.

Cụ thể, các nhà khoa học đã phân tích quỹ đạo khó hiểu của Hải Vương tinh -  bị bóp méo theo hình elip theo cùng một hướng.

Do đó, các nhà khoa học đặt giả thuyết về sự tồn tại của một hành tinh thứ 9 ở vành đai Kuiper quanh Hải Vương tinh là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Theo mô phỏng, các nhà nghiên cứu ước tính, hành tinh thứ 9 nặng gấp 10 lần Trái Đất. Hành tinh chưa được đặt tên này mất 10.000-20.000 năm để quay xung quanh Mặt trời trong quỹ đạo ngoài của Hải Vương tinh - hành tinh nằm xa Trái Đất nhất.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, sự tồn tại của hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời vẫn đang được tranh luận, dù các nhà nghiên cứu tin rằng họ có thể xác định được nó bằng công cụ kính thiên văn W.H.Kech đặt ở Hawaii.

Hành tinh thứ 9 theo mô phỏng của các nhà khoa học. Ảnh: Caltech.
Hành tinh thứ 9 theo mô phỏng của các nhà khoa học. Ảnh: Caltech.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên 1 hành tinh được phát hiện theo cách này. Năm 1846, nhà thiên văn học người Pháp Urbain Le Verrier cũng đưa ra dự đoán về sự tồn tại của Hải Vương tinh nhờ các phép tính toán khi nó gây nhiễu loạn quỹ đạo của Thiên Vương tinh.

Một năm sau đó, các nhà thiên văn đã chứng thực được sự tồn tại của Hải Vương tinh qua đài quan sát Berlin.

Chu Thanh

(Theo Le Figaro, Le Monde)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới