Thế giới tuần qua qua ảnh

(Baonghean.vn) - Cùng Báo Nghệ An điện tử điểm lại những sự kiện nổi bật nhất trong vòng một tuần qua.

1. Giáo Hoàng Francis lần đầu tiên đến thăm Cuba

Ngày 19/9, Giáo hoàng Francis I bắt đầu chuyến thăm lịch sử tới Cuba và Mỹ. Đây là chuyến đi dài nhất của Giáo hoàng kể từ khi trở thành người đứng đầu Giáo hội Công giáo. Theo lịch trình, Giáo hoàng Francis I sẽ có chuyến đi kéo dài 26 ngày, trong đó có 8 ngày ở Cuba và 18 ngày ở Mỹ.

Chủ tịch Cuba Raul Castro đón tiếp Giáo hoàng tại sân bay Jose Marti. Giáo hoàng từng giữ vai trò nổi bật trong quyết định lịch sử tái thiết quan hệ Mỹ - Cuba. Ông kêu gọi Chủ tịch Cuba và Tổng thống Mỹ không chùn bước trên con đường tiến tới quan hệ gần gũi hơn. Nguồn: AFP.
Chủ tịch Cuba Raul Castro đón tiếp Giáo hoàng tại sân bay Jose Marti. Giáo hoàng từng giữ vai trò nổi bật trong quyết định lịch sử tái thiết quan hệ Mỹ - Cuba. Ông kêu gọi Chủ tịch Cuba và Tổng thống Mỹ không chùn bước trên con đường tiến tới quan hệ gần gũi hơn. Nguồn: AFP.
Giáo hoàng vẫy chào các tín đồ khi đi qua tấm biển có hình cựu lãnh tụ Fidel Castro và anh hùng dân tộc Cuba Jose Marti bên ngoài sân bay ở La Habana. Ông dự kiến sẽ có cuộc gặp với ông Fidel Castro trong chuyến thăm này. Nguồn: AFP.
Giáo hoàng vẫy chào các tín đồ khi đi qua tấm biển có hình cựu lãnh tụ Fidel Castro và anh hùng dân tộc Cuba Jose Marti bên ngoài sân bay ở La Habana. Ông dự kiến sẽ có cuộc gặp với ông Fidel Castro trong chuyến thăm này. Nguồn: AFP.

Francis I là Giáo hoàng thứ 3 tới La Habana trong vòng 17 năm qua, sau các chuyến thăm lịch sử của Giáo hoàng John Paul II vào năm 1998 và Benedict XVI vào năm 2012.

 Người dân Cuba chào đón Giáo hoàng ở sân bay. Ông Castro ca ngợi Giáo hoàng về những nỗ lực làm trung gian hòa giải, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bất bình đẳng trong thu nhập. Nguồn: Reuters
Người dân Cuba chào đón Giáo hoàng ở sân bay. Ông Castro ca ngợi Giáo hoàng về những nỗ lực làm trung gian hòa giải, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bất bình đẳng trong thu nhập. Nguồn: Reuters

Sau khi thăm Cuba, Giáo hoàng sẽ lần đầu tiên đến thăm Mỹ, nơi ông dự kiến có các bài phát biểu mang tính bước ngoặt trước Quốc hội Mỹ và Đại hội đồng Liên hợp quốc.

2. Nga - Mỹ tiếp tuc căng thẳng trên mặt trận mới

Mỹ tiếp tục đối đầu với Nga tại mặt trận mới ở Syria. Trong khi chỉ trích Nga tăng cường khí tài quân sự cũng như nhân sự hỗ trợ Syria chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Mỹ vẫn đang trực tiếp hỗ trợ, huấn luyện cho phe đối lập chống Chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby, trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Lavrov, ông Kerry nhắc lại mối bận tâm của ông và nước Mỹ trước vấn đề này, nhấn mạnh, bạo lực có khả năng leo thang nếu Nga thật sự tăng cường hỗ trợ quân sự, khí tài cho Syria. Nguồn: Reuters.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby, trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Lavrov, ông Kerry nhắc lại mối bận tâm của ông và nước Mỹ trước vấn đề này, nhấn mạnh, bạo lực có khả năng leo thang nếu Nga thật sự tăng cường hỗ trợ quân sự, khí tài cho Syria. Nguồn: Reuters.

Đáp lại quan ngại của Mỹ, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định việc nước này hỗ trợ quân sự cho Syria là hoạt động bình thường được thực hiện theo hợp đồng đã ký kết từ nhiều năm nay giữa 2 bên.

Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov (trái) trong một cuộc họp ở Moskva hôm 10/9 cho biết những cố vấn quân sự đang ở Syria để giúp các lực lượng vũ trang nước này bảo trì thiết bị gửi từ Nga, nhưng không tham gia chiến đấu. Nguồn: AFP.
Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov (trái) trong một cuộc họp ở Moskva hôm 10/9 cho biết những cố vấn quân sự đang ở Syria để giúp các lực lượng vũ trang nước này bảo trì thiết bị gửi từ Nga, nhưng không tham gia chiến đấu. Nguồn: AFP.

Nếu sự hỗ trợ của Nga không đến kịp thời vào lúc này, rất có thể tình hình Syria sẽ đi theo chiều hướng cực kỳ xấu. IS rất có thể sẽ chiếm toàn bộ lãnh thổ Syria, và nguy cơ IS mở rộng vùng lãnh thổ ra toàn khu vực là rất cao. Phương Tây đang loay hoay trong phương án không kích IS không mấy hiệu quả, chưa đưa ra được mô hình, giải pháp khả thi nào để giải quyết ổn thỏa cuộc nội chiến tại Syria nhằm thống nhất lực lượng chống IS.

"Các vũ khí hiệu quả cao và rất chính xác, tấn công mục tiêu một cách chính xác", nguồn tin quân sự Syria giấu tên hôm qua phát biểu với Reuters về sự hỗ trợ của Nga. Nguồn: AFP
"Các vũ khí hiệu quả cao và rất chính xác, tấn công mục tiêu một cách chính xác", nguồn tin quân sự Syria giấu tên hôm qua phát biểu với Reuters về sự hỗ trợ của Nga. Nguồn: AFP

3. Nghị sĩ Nhật tranh cãi vì dự luật an ninh

Các nghị sĩ Nhật tranh luận nảy lửa về dự luật an ninh, nếu được thông qua sẽ lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ cho phép quân đội tác chiến ở nước ngoài.  

Tình cảnh hỗn loạn xảy ra sáng 17/9 vừa qua tại Ủy ban Thượng viện Nhật, khi liên minh do đảng Dân chủ Tự do cầm quyền dẫn đầu cố gắng tổ chức thảo luận lần cuối về dự luật an ninh để bỏ phiếu. 

Căng thẳng dâng cao sau khi cuộc bỏ phiếu liên tục bị trì hoãn. Các nghị sĩ đảng đối lập tụ tập ở hành lang quốc hội để phản đối. Nguồn: AFP
Căng thẳng dâng cao sau khi cuộc bỏ phiếu liên tục bị trì hoãn. Các nghị sĩ đảng đối lập tụ tập ở hành lang quốc hội để phản đối. Nguồn: AFP

Theo kế hoạch do Thủ tướng Abe đề xuất, Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) có quyền tham chiến để bảo vệ đồng minh như Mỹ, kể cả khi Nhật Bản không bị đe dọa. Nhiều người Nhật cho rằng các dự luật này sẽ làm thay đổi hiến pháp hòa bình của đất nước.

Nhật Minh

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới