Theo chân 'thợ săn lươn' trên ruộng bậc thang ở vùng cao Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau mỗi vụ gieo cấy, nhiều người dân ở vùng cao Nghệ An lại bắt đầu ra đồng săn lươn. Trên những khu ruộng bậc thang, người đi săn đặt những chiếc trúm khá độc đáo và cách làm mồi bẫy lươn “có một không hai”.
Thời điểm này, trên các khu ruộng bậc thang ở vùng cao Nghệ An lúa đã bắt đầu lên xanh tốt. Đây cũng là lúc loài lươn phát triển mạnh và dễ săn nhất. Ảnh: Đào Thọ
Thời điểm này, trên các khu ruộng bậc thang ở vùng cao Nghệ An lúa đã bắt đầu lên xanh tốt. Đây cũng là lúc loài lươn phát triển mạnh và dễ săn nhất. Ảnh: Đào Thọ
Dưới gầm căn nhà nhỏ của anh Moong Văn Sơn ở bản Huồi Cụt (xã Yên Na, huyện Tương Dương) sau những ngày mùa chất đầy đó vừa mới đan xong. Bàn tay thô ráp của anh thoăn thoắt đưa đi đưa lại, tỉ mẩn đan, vót để hoàn thiện nốt những chiếc đó cuối cùng chuẩn bị cho buổi săn lươn sắp tới.  Anh Sơn cho hay: “Ngày trước ruộng nước hầu như không có nên chỉ đặt đó trên suối, nơi có nhiều bùn lầy để bắt con lươn, con chạch. Từ khi Nhà nước vận động bỏ đốt rừng làm rẫy, diện tích lúa nước ngày càng mở rộng thì lươn nhiều vô kể, con nào con nấy to vàng khè”. Ảnh: Đào Thọ
Dưới gầm căn nhà nhỏ của anh Moong Văn Sơn ở bản Huồi Cụt, xã Yên Na (Tương Dương) sau những ngày mùa chất đầy đó vừa mới đan xong. Bàn tay thô ráp của anh thoăn thoắt đưa đi, đưa lại, tỉ mẩn đan, vót để hoàn thiện nốt những chiếc đó cuối cùng chuẩn bị cho buổi săn lươn sắp tới. Anh Sơn cho hay: “Ngày trước ruộng nước hầu như không có nên chỉ đặt đó ở bờ suối, nơi có nhiều bùn lầy để bắt con lươn, con chạch. Từ khi Nhà nước vận động bỏ đốt rừng làm rẫy, diện tích lúa nước ngày càng mở rộng thì lươn nhiều vô kể”. Ảnh: Đào Thọ
. Theo anh Sơn, nếu như người Kinh dùng trúm bằng ống nứa hay ống nhựa cải tiến thì người Khơ mú lại chẻ tre nứa ra thành từng thanh nhỏ để đan. Theo Sơn, việc đan như thế này tuy mất công nhưng mùi vị của mồi nhử lại dễ thoát ra ngoài để dụ lươn vào. Chiếc đó có một đầu to và một đầu nhỏ, đầu to là cửa miệng để lươn chui vào được nhưng không thể chạy ra. Tất cả đều được thiết kế tỉ mỉ và tinh xảo từ bàn tay đan lát khéo léo. Ảnh: Đình Tuân
Theo anh Sơn, nếu như người Kinh dùng trúm bằng ống nứa hay ống nhựa cải tiến thì người Khơ mú lại chẻ tre, nứa ra thành từng thanh nhỏ để đan. Việc đan như thế này tuy mất công nhưng mùi vị của mồi nhử lại dễ thoát ra ngoài để dụ lươn vào. Chiếc đó có một đầu to và một đầu nhỏ, đầu to là cửa miệng để lươn chui vào được nhưng không thể chạy ra. Tất cả đều được làm tỉ mỉ, cẩn thận từ bàn tay đan lát khéo léo của người "thợ săn lươn". Ảnh: Đình Tuân
Mồi bẫy lươn là quả trứng gà đập lấy lòng trộn với giun đất. “Trứng gà sống ngâm nước cho thối rồi trộn với giun băm nhỏ là thức ăn được loài lươn ưa thích. Chỉ cần đặt xuống thôi là lươn đã đánh hơi được và chui vào bẫy ngay” – Moong Văn sơn chia sẻ. Ảnh: Đình Tuân
Mồi bẫy lươn là quả trứng gà đập ra lấy lòng trộn với giun đất. “Trứng gà sống ngâm nước rồi trộn với giun băm nhỏ là thức ăn được loài lươn ưa thích. Chỉ cần đặt xuống là lươn đã đánh hơi được và chui vào bẫy ngay” - anh Moong Văn Sơn chia sẻ. Ảnh: Đình Tuân
Mồi được đựng vào một ống nứa nhỏ bằng ngón tay cái người lớn, dài chừng 3 cm. Xung quanh ống nứa, người dân dùng dao tỉ mẩn khắc nhiều lỗ nhỏ để mồi nhử có thể bay hơi ra ngoài nhưng vẫn không bị hao đi. Ảnh: Đào Thọ
Mồi được đựng vào một ống nứa nhỏ bằng ngón tay cái người lớn, dài chừng 3 cm. Xung quanh ống nứa, người dân dùng dao tỉ mẩn khắc nhiều lỗ nhỏ để mồi nhử có thể bay hơi ra ngoài nhưng vẫn không bị hao đi. Ảnh: Đào Thọ
Ban ngày, những thợ săn đi dạo khắp các đồng ruộng để xem nơi có nhiều lươn sinh sống. Ban đêm cứ tầm khoảng 7 giờ tối, họ mới bắt đầu mang đó ra thả. Ảnh: Đình Tuân
Ban ngày, những thợ săn đi dạo khắp các đồng ruộng để thăm dò những nơi có nhiều lươn sinh sống. Ban đêm cứ tầm khoảng 7 giờ tối, họ mới bắt đầu mang đó ra thả. Ảnh: Đình Tuân
Theo những người săn lươn, lúc thả trúm, phải chọn nơi có nước ngang cổ chân và đặt ngang đó để miệng trúm chìm 2/3 xuống nước. Ảnh: Đào Thọ
Theo những người "săn lươn", lúc thả đó, phải chọn nơi có nước ngang cổ chân và đặt ngang đó để miệng đó chìm 2/3 xuống nước. Ảnh: Đào Thọ
“Hôm nào may mắn có thể được dăm cân lươn, hôm nào ít cũng vài cân. Dân bản ở đây chủ yếu dùng để ăn, ai mua thì bán rẻ cho thôi chứ cũng chẳng biết nhập cho ai” – Cụt Văn Chúc, một người săn lươn ở huyện Kỳ Sơn vui vẻ nói. Ảnh: Đình Tuân
“Hôm nào may mắn có thể săn được dăm cân lươn, hôm nào ít cũng vài cân. Dân bản ở đây chủ yếu dùng để ăn, ai mua thì bán rẻ thôi chứ cũng chẳng biết nhập cho ai” - anh Cụt Văn Chúc, một người "săn lươn" ở huyện Kỳ Sơn vui vẻ cho biết. Ảnh: Đình Tuân
Thành quả sau một đêm thả trúm trên ruộng bậc thang của người dân vùng cao Nghệ An. Ảnh: Đào Thọ
Thành quả sau một đêm "săn lươn" trên ruộng bậc thang của người dân vùng cao Nghệ An. Ảnh: Đào Thọ
 
Món ăn từ lươn được người dân chế biến công phu bằng cách trộn lẫn với gạo nếp và các loại gia vị sau đó gói lại và hông. Đây chính là món moọc nổi tiếng ở vùng cao Nghệ An. Ảnh Đào Thọ
Món ăn từ lươn được người dân chế biến công phu bằng cách trộn lẫn với gạo nếp và các loại gia vị sau đó gói lại và hông. Đây chính là món moọc nổi tiếng ở vùng cao Nghệ An. Ảnh: Đào Thọ

Tin mới