Nghề 'trèo trám' ở Thanh Chương

(Baonghean.vn)- Mỗi năm, mùa trám đến, những người làm nghề 'trèo trám' ở Thanh Chương lại tất bật trèo cây, hái quả - một công việc cho thu nhập khá nhưng không nhiều người làm được. 

1.	Xứ nhút nổi tiếng với đặc sản trám đen thơm ngon, béo bùi. Loại cây này phân bố nhiều ở các xã Hạnh Lâm, Thanh Đức, Thanh Nho, Thanh Mỹ,  Cát Văn…, những năm năm gần đây số lượng trám lai cũng được trồng nhiều. Tuy nhiên, cây trám cho quả chủ yếu hiện nay là trám tự nhiên, lâu năm, trong các vườn, đồi với đặc điểm cây cao, to,  khó trèo hái.
Xứ nhút nổi tiếng với đặc sản trám đen thơm ngon, béo bùi. Loại cây này phân bố nhiều ở các xã Hạnh Lâm, Thanh Đức, Thanh Nho, Thanh Mỹ, Cát Văn…. Những năm năm gần đây số lượng trám lai cũng được trồng nhiều. Tuy nhiên, cây trám cho quả chủ yếu hiện nay là trám tự nhiên, lâu năm, trong các vườn, đồi với đặc điểm cây cao, to, khó trèo hái.
2.	Dụng cụ hái trám thật đơn giản, chỉ là miếng kim lọa hình trăng khuyết hay lưỡi dao cột chéo trên một cây sào, phía trên dùng để cắt chùm quả, phía dưới dùng treo vào cành
Dụng cụ hái trám thật đơn giản, chỉ là miếng kim loại hình trăng khuyết hay lưỡi dao cột chéo trên một cây sào, phía trên dùng để cắt chùm quả, phía dưới để treo vào cành
3.	Nghề “trèo trám”, nói đúng hơn là nghề buôn trám trên cây, gắn liền với việc trèo hái. Đây là một nghề tương đối nguy hiểm, không phải ai cũng có thể làm được. Muốn theo nghề này, trước hết phải biết trèo cây, gan dạ, sau nữa là cần có chút kinh nghiệm đong đếm để mua bán. Hái trám, khó khăn nhất là lúc trèo lên, vì thân cây trơn tru, thẳng đuột, không có chỗ bám víu, người trèo giỏi chỉ cần bám vào thân là leo lên
Nghề “trèo trám”, nói đúng hơn là nghề buôn trám trên cây, gắn liền với việc trèo hái. Đây là một nghề tương đối nguy hiểm, không phải ai cũng có thể làm được. Muốn theo nghề này, trước hết phải biết trèo cây, gan dạ, sau nữa là cần có chút kinh nghiệm đong đếm để mua bán. Hái trám, khó khăn nhất là lúc trèo lên, vì thân cây trơn tru, thẳng đuột, không có chỗ bám víu. 
4.	Lúc hái trám, cứ đứng trên cây dùng sào mà xỉa vào các chùm quả. Nguy hiểm nhất của việc trèo trám là cành trám giòn, dễ gãy nên chỉ cần sơ suất là có thể rơi xuống đất. Tuy nhiên, hầu hết người trèo trám lại chủ quan trong việc bảo đảm an toàn, không mấy ai đeo dây bảo hiểm, hay chú ý chuyện phòng chống rơi rớt, dù là nhỏ nhất.
Lúc hái trám, cứ đứng trên cây dùng sào xỉa vào cắt các chùm quả. Cành trám giòn, dễ gãy nên chỉ cần sơ suất là người trào trám có thể rơi xuống đất. Tuy nhiên, hầu hết người trèo trám lại chủ quan trong việc bảo đảm an toàn, không mấy ai đeo dây đai bảo hiểm...
5.	Đối với những cây trám ở địa hình không thuận lợi, trước lúc hái, xung quanh gốc trám được trải những tấm lưới rộng để hứng trám. Khi hái xong chỉ việc dồn lưới, thu lượm quả. Mỗi nhóm đi hái trám thường có ít nhất 2 người: người hái trên cây và người nhặt quả ở dưới gốc.
Đối với những cây trám ở địa hình không thuận lợi, trước lúc hái, xung quanh gốc trám được trải những tấm lưới rộng để hứng trám. Khi hái xong chỉ việc dồn lưới, thu lượm quả. Mỗi nhóm đi hái trám thường có ít nhất 2 người: Người hái trên cây và người nhặt quả ở dưới gốc.
6.	Lúc hái trám, cả quả lẫn lá đồng loạt rơi xuống. Nếu trám mủi thì động vào là quả rơi ngay, còn trám dai thì phải cắt cả chùm
Lúc hái trám, cả quả lẫn lá đồng loạt rơi xuống. Nếu trám mủi thì động vào là quả rơi ngay, còn trám dai thì phải cắt cả chùm
7.	Vợ chồng anh Lưu Văn Thắng (27 tuổi) ở xóm 5 xã Thanh Nho đi hái trám ở xã Hạnh Lâm. Anh Thắng cho biết: Mỗi mùa trám, phải đi mua và đặt cọc trước khi quả còn xanh, chờ trám chín, đến thanh toán tiền cho chủ nhà và thu hái. Người đi mua trám, ít vốn cũng vài chục triệu đồng, dài vốn thì vài trăm triệu đồng, mua khắp Thanh Chương, Anh Sơn, Đô Lương, Hương Sơn (Hà Tĩnh)…
Vợ chồng anh Lưu Văn Thắng ở xóm 5 xã Thanh Nho đi hái trám ở xã Hạnh Lâm. Anh Thắng cho biết: Mỗi mùa trám, phải đi mua và đặt cọc trước khi quả còn xanh, chờ trám chín, đến thanh toán tiền cho chủ nhà và thu hái. Người đi mua trám, ít vốn cũng vài chục triệu đồng, dài vốn thì vài trăm triệu đồng, mua khắp các xã Thanh Chương, Anh Sơn, Đô Lương và cả xã Hương Sơn (Hà Tĩnh)…
9.	Mỗi ngày, một người hái trám giỏi cũng chỉ trèo được tầm 2 – 3 cây lớn, thu hái được vài tạ quả. Quả trám sau khi hái được đựng vào túi lưới, thưa, thoáng để vận chuyển, còn đựng vào bì kín, nóng, sẽ mau chín, không để được lâu.
Mỗi ngày, một người hái trám giỏi cũng chỉ trèo được tầm 2 – 3 cây lớn, thu hái được vài tạ quả. Quả trám sau khi hái được đựng vào túi lưới, thưa, thoáng để vận chuyển, còn đựng vào bì kín, nóng, sẽ mau chín, không để được lâu.
Người đi hái trám thường lường sức để hái một vài cây trong một buổi. Khi cảm thấy thấm mệt là lên xe về.
Người đi hái trám thường lường sức để hái một vài cây trong một buổi. Khi cảm thấy thấm mệt là lên xe về.
11.	 Quả trám tươi được các nhóm hái trám nhập cho các điểm thu mua ở các xã Thanh Liên, Thanh Tiên với giá khoảng 50 nghìn đồng/kg… Tại đây họ chọn lựa chọn trám rất kỹ, loại hết trám xấu, nếu dính bùn đất thì bị giảm giá. Cái nghiệt của trám là không được rửa, vì rửa sẽ mau chín.
Quả trám tươi được các nhóm hái trám nhập cho các điểm thu mua ở các xã Thanh Liên, Thanh Tiên với giá khoảng 50 nghìn đồng/kg… Tại đây họ chọn lựa chọn trám rất kỹ, loại hết trám xấu, nếu dính bùn đất thì bị giảm giá. Trái trám muốn bảo quản lâu thì không được rửa, vì rửa sẽ mau chín.
Sau đó mới đem lên cân và thanh toán tiền. Mùa Trám chỉ kéo dài trong vòng 2 tháng, từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 8 âm lịch. Nghề “trèo trám” tuy vất vả, nguy hiểm, nhưng bù lại thu nhập không dưới vài chục triệu đồng/mùa/nhóm – một con số khá hấp dẫn với lao động nông thôn, nhưng chỉ ít người làm đươc.
Mùa trám chỉ kéo dài trong vòng 2 tháng, từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 8 âm lịch. Nghề “trèo trám” tuy vất vả, nguy hiểm, nhưng bù lại thu nhập không dưới vài chục triệu đồng/mùa/nhóm – một con số khá hấp dẫn với lao động nông thôn, nhưng chỉ ít người làm được.

 Huy Thư

TIN LIÊN QUAN

Tin mới