Xung đột ở Ukraine kiến tạo tình hình địa chính trị mới

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Học giả Trung Quốc Hoàng Nhân Vỹ nhận định, xung đột ở Ukraine đã kiến tạo một tình hình địa chính trị mới, ở đó châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề hơn Nga.

anh 1.jpg

"Xung đột Nga -Ukraine đã tạo ra một tình hình địa chính trị mới. Đối với tôi, điều quan trọng nhất là chuỗi cung ứng và ngành công nghiệp đang có những thay đổi. Thứ nhất, những thay đổi này ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng từ Nga, vốn trước đây hướng về châu Âu. Sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng lên, nguồn cung này bị gián đoạn qua các đường ống dẫn dầu, trong đó có đường ống trên biển. Châu Âu và Nga thấy mình bị chia cắt. Tất nhiên, đây được coi là một đòn giáng mạnh vào Nga, nhưng châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều", ông Hoàng phát biểu tại phiên họp mới nhất của hội nghị học thuật Nga-Trung được tổ chức tại Thượng Hải bởi Câu lạc bộ Thảo luận Valdai quốc tế và Đại học Sư phạm Hoa Đông (ECNU).

Về vấn đề này, ông nhấn mạnh, việc Nga chuyển hướng cung cấp năng lượng sang châu Á là có lợi cho Trung Quốc. Mặt khác, các nhà sản xuất dầu ở Saudi Arabia trong điều kiện này bắt đầu phối hợp các động thái của họ với Nga một cách tích cực hơn, điều này giúp kiểm soát giá dầu. Chuyên gia này khẳng định: “Việc giữ giá ở mức cao cũng ảnh hưởng đến lạm phát ở Mỹ”.

Ông Hoàng cho biết, một thay đổi quan trọng khác trên thế giới liên quan đến thực tế là Nga đã sử dụng các hệ thống truyền tải thông tin tài chính thay thế cho SWIFT. "Ngày càng có nhiều quốc gia bắt đầu sử dụng đồng đô la để thanh toán ở mức độ thấp hơn và ưa chuộng đồng nhân dân tệ. Tất cả những thay đổi này đang đẩy nhanh sự suy giảm quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ. Về vấn đề này, Mỹ lo ngại việc sử dụng đồng đô la sẽ suy giảm, bởi lượng đô la dư thừa trên thị trường", ông Hoàng nói và nhấn mạnh quyền bá chủ của Mỹ dựa vào đồng đô la và lực lượng vũ trang.

Chuyên gia này cũng lưu ý do các lệnh trừng phạt của phương Tây, trung tâm đời sống kinh tế của Nga đang chuyển sang vùng Viễn Đông, nơi có nguồn tài nguyên khổng lồ và tiềm năng phát triển to lớn vẫn chưa được khai thác. Nếu xu hướng này tiếp tục, chuyên gia này dự đoán sự xuất hiện của một cụm mới mà ông gọi là Bắc Á, bao gồm phần phía Đông của Nga, Mông Cổ và Trung Quốc./.

Tin mới