5 điều Phật dạy bổn phận làm con với cha mẹ

(Baonghean.vn) - Trong kinh Phật dạy: “Mẹ hiền còn gọi là giàu có, mẹ hiền mất đi gọi là nghèo khổ. Mẹ hiền còn là mặt trời mọc giữa trưa, mẹ hiền mất đi là mặt trời lặn buổi chiều. Mẹ hiền còn như đêm trăng sáng, mẹ hiền mất đi như đêm tối không trăng”. 
1- Nuôi dưỡng cha mẹ  
Ngoài những trách nhiệm lo cho gia đình người thân và đóng góp xã hội, thì một người con cần có bổn phận phải chăm lo đầy đủ các điều kiện vật chất và tinh thần cho cha mẹ. Người xuất gia, nếu như không có anh em lo cho cha mẹ thì vẫn được Phật cho phép phụng dưỡng cha mẹ trong khả năng của mình.
Chúng ta có thể dâng cho cha mẹ những gì cha mẹ muốn, bởi vì sao? Cha mẹ đã suốt đời hy sinh vì con cái, cũng không ai đòi hỏi con cái phải dâng hiến cho mình những gì vượt ngoài khả năng của con cái. Cho nên phận làm con, phải luôn biết vâng lời cha mẹ, tùy theo điều kiện hoàn cảnh kinh tế của gia đình mà lo cho cha mẹ những gì cha mẹ muốn, không đợi cha mẹ phải đòi hỏi.
2- Thay thế cha mẹ gánh vác công việc nặng nhọc  
Con cái chính là sự tiếp nối quan trọng, để duy trì nghề nghiệp, công việc của cha mẹ. Nếu trong gia đình mà không có người kế nghiệp được xem như là một bất hạnh lớn. Để tồn tại trên cuộc đời này, chúng ta cần phải có nghề nghiệp để sống, bất luận sang hèn, hay giàu nghèo. 
Như chúng ta đã biết, ai cũng phải ăn uống mới bảo tồn sự sống, cho nên một người con phải có hiểu biết chân chính và làm được những nghề nghiệp mà cha mẹ đã làm và đã truyền dạy lại cho ta. Thay thế cha mẹ phát triển và mở mang nghề nghiệp thêm lớn mạnh, là nhiệm vụ cao cả của phận làm con.
Trong bổn phận làm con, ngoài mục đích mưu sinh để đảm bảo đời sống vật chất đủ đầy cho bản thân, ta còn phải gánh vác, đỡ đần công việc cho cha mẹ. 
nghi lễ tắm phật đầy tôn nghiêm, một nghi thức không thể thiếu trong lễ Phật đản, với ý niệm gội sạch được bụi bặm phiền não của cuộc đời, thân tâm được mát mẻ, an vui (Ảnh minh họa).
Nghi lễ tắm phật đầy trong lễ Phật đản, với ý niệm gội sạch được bụi bặm phiền não của cuộc đời, thân tâm được mát mẻ, an vui (Ảnh minh họa).
3- Giữ gìn truyền thống gia phong 
Truyền thống gia phong là truyền thống đạo đức gia đình, của dòng tộc được giữ gìn và truyền thừa qua nhiều thế hệ tiếp nối. Truyền thống này có thể bao gồm cả những yếu tố tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, truyền thống gia phong ở đây là chúng ta phải hiểu rõ và thấm nhuần những giá trị đạo đức tốt đẹp. 
Đạo đức tốt đẹp thuần thiện là chất liệu sống, cần phải có trong các mối quan hệ giao tế, trong cách đối nhân xử thế giữa con người và các đối tác xung quanh. Chất liệu tốt đẹp đó được chắt lọc, tích lũy qua nhiều thế hệ trước đó, để rồi cuối cùng kết thành truyền thống gia phong của từng gia đình người thân và quyến thuộc. 
Giữ gìn truyền thống gia phong tốt đẹp còn được hiểu là mọi người chúng ta phải tự hoàn thiện tư cách đạo đức cá nhân. Phận làm con, việc giữ vững gia phong bằng cách chuyển hóa những thói xấu của bản thân, sống đúng, sống tốt theo lời Phật dạy cũng là một trong những phương cách giữ gìn truyền thống gia phong, được bền vững và lâu dài. 
4- Bảo vệ tài sản được kế thừa từ cha mẹ 
Tài sản mà cha mẹ để lại bao gồm tất cả những giá trị vật chất lẫn tinh thần. Việc giữ gìn truyền thống gia phong chính là chúng ta biết sống tốt, không làm tổn thương đến người khác và còn hay giúp đỡ sẻ chia khi có nhân duyên. Ngoài ra, việc quản lý, giữ gìn và phát triển tài sản vật chất mà cha mẹ đã để lại cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với con cái. 
Bằng mồ hôi và nước mắt, bằng con tim và khối óc với đôi bàn tay siêng năng, cha mẹ đã để lại một gia tài cho ta thừa hưởng. Việc quản lý giữ gìn tài sản gia phong được bền vững và lâu dài, là bổn phận quan trọng và cần thiết của những người con. 
5- Khuyến khích cha mẹ hướng thiện và biết quy hướng về Tam bảo 
Con cái có thể báo đáp thâm ân cao cả của cha mẹ qua hai phương diện vật chất và tinh thần. Theo Phật giáo, phương diện tinh thần tức là phần tâm linh của chúng ta rất quan trọng và cần thiết, vì tâm ý suy nghĩ rồi mới nói năng và hành động. 
Đêm đêm thắp ngọn đèn trời/ Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Đêm đêm thắp ngọn đèn trời/ Cầu mong cha mẹ sống đời với con.
Giáo lý đạo Phật ngoài việc chỉ dạy cho người xuất gia được giác ngộ, giải thoát hoàn toàn, mà Đức Phật còn chỉ dạy cách đối nhân xử thế để hoàn thiện đạo lý làm người trong gia đình và xã hội. Một con người sống có nhân cách đạo đức dù bất cứ ở hoàn cảnh nào, cũng có thể giữ mối quan hệ tốt đẹp bằng tình người trong cuộc sống.
Ngoài việc phải gánh vác tất cả công việc nặng nhọc, thay thế cho cha mẹ, để cha mẹ được phấn khởi vui vẻ trong lúc tuổi già. Người con hiếu lúc nào cũng nhớ ơn sanh thành, dưỡng dục, mà ráng lo báo đáp khi cha mẹ còn sanh tiền. Khi cha mẹ đau ốm, phải hết lòng săn sóc, hầu hạ bên giường, không nài khó nhọc, lo thuốc thang điều trị cho cha mẹ sớm mau hết bệnh mà không sợ hao tốn.
Thanh Thủy
(Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN