Bí quyết người Nhật duy trì doanh nghiệp trăm tuổi

(Baonghean.vn) - Tuổi thọ doanh nghiệp cũng giống như con người, có doanh nghiệp giải thể ở độ tuổi trung bình, nhưng có doanh nghiệp phải giải thể không lâu sau khi thành lập. Bởi vậy, điều cả thế giới chú ý đối với các doanh nghiệp có tuổi thọ lâu đời hay doanh nghiệp trường thọ là bí quyết để duy trì doanh nghiệp.

Một trong những công trình xây dựng của doanh nghiệp Kongogumi. Ảnh: Internet.
Một trong những công trình xây dựng của doanh nghiệp Kongogumi. Ảnh: Internet.

Theo công bố của một ngân hàng Hàn Quốc, trên thế giới hiện có 5.586 doanh nghiệp trên 200 tuổi. Trong số đó, Nhật có tới 3.146 doanh nghiệp, chiếm 56,3%. Tiếp đến là Đức với 837 doanh nghiệp, chiếm 14.9%, Hà Lan với 222 doanh nghiệp, chiếm 4%, và Pháp có 196 doanh nghiệp, chiếm 3,5%.

3 doanh nghiệp lâu đời nhất thế giới - Doanh nghiệp xây dựng Kongumi (1.438 tuổi), Hệ thống khách sạn suối nước nóng Keiunkan (1.311 tuổi), Hệ thống khách sạn suối nước nóng Sennennoyu-koman (1.299 tuổi) đều của Nhật.

Vậy bí quyết nào đưa Nhật trở thành đất nước có nhiều doanh nghiệp trường thọ?

So với châu Âu thì Nhật là đất nước ít chiến tranh và có điều kiện vị trí địa lý đặc biệt, đó là 2 điều kiện để sản sinh ra nhiều doanh nghiệp trường thọ.  Các nước Châu Âu, Trung Đông, Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh, xâm lược, nội chiến và thuộc địa, còn Nhật bị ảnh hưởng ít hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển bền vững. Ngoài ra, Nhật là một Quốc đảo nên việc bị các dân tộc khác xâm nhập là rất thấp, bởi vậy vị trí cũng là yếu tố to lớn trong việc để Nhật có được nhiều doanh nghiệp trường thọ.

Tuy nhiên, để có thể sở hữu nhiều doanh nghiệp trường thọ như vậy thì chỉ hai yếu tố trên là chưa đủ. Phần lớn phương châm kinh doanh của những doanh nghiệp trường thọ đó là không chỉ đơn giản kinh doanh để kiếm tiền lãi mà kinh doanh là hành động có ý nghĩa xã hội. Đó là nền tảng trong phương thức kinh doanh, không phải chỉ bản thân, hay chỉ doanh nghiệp mình có lợi mọi hành động trong kinh doanh đều phải hướng đến lơị ích chung cho cộng đồng, xã hội.

Bên trong phòng của khách sạn suôí nước nóng Sennennoyu koman. Ảnh: Internet.
Bên trong phòng của khách sạn suôí nước nóng Sennennoyu koman. Ảnh: Internet.

Điều mà nhiều doanh nghiệp Nhật Bản hướng đến để trở thành doanh nghiệp trường thọ là việc họ thực hiện 3 mục tiêu trong kinh doanh “có lợi cho người bán”, “có lợi cho người mua” và “có lợi cho cộng đồng”. Qua đó, doanh nghiệp Nhật luôn có sự tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội, mang lại chất lượng dịch vụ cao, tạo ra các sản phẩm mang lại giá trị nhân văn cho loài người, ít ảnh hưởng đến môi trường… Doanh nghiệp sẽ cùng xã hội tồn tại, và cùng hưởng thụ thành quả kinh doanh.

Hơn thế các doanh nghiệp trường thọ thường là những doanh nghiệp coi trọng nhân viên, họ xem nhân viên như những người thân trong gia đình, luôn tạo điều kiện cho sự phát triển của từng nhân viên, cho gia đình cuả nhân viên cảm nhận sự yên ổn về kinh tế cũng như tinh thần.

Ngoài ra có một đặc điểm chung ở trong các doanh nghiệp trường thọ đó là họ coi trọng việc thực hiện các lễ nghi đối với thần thánh, tin tưởng tuyệt đối vào thần thánh. Phòng làm việc của các giám đốc doanh nghiệp trường thọ ở Nhật phần lớn đều có nơi để thờ cúng, họ tin rằng có những điêù sức mạnh con người không thể làm được, chỉ có thần thánh tối cao mới có thể làm thay đổi. Điều này có vẻ đối lập với phương châm kinh doanh của các nước châu Âu.

Lệ Quyên

(Theo hyakkei-online)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới