Đường Nguyễn Gia Thiều: Một không gian xanh

(Baonghean) - Tôi thích đi trên đường Nguyễn Gia Thiều vào những ban trưa, nhất là trong cữ thu này. Lớp lớp vườn xanh hai bên đường gọi gió thu qua chở nắng “nhẹ nhàng vương xuống những hàng cây” hè phố. Và bạn sẽ tan chảy cảm xúc khi bất chợt một tiếng gà trưa cất lên như thức dậy mùi rơm rạ vụ mùa cánh đồng Hưng Dũng, của tiếng chổi tre khua động góc vườn nhà ai đó… Đường quả là một không gian phố yên tĩnh hiếm hoi của vùng trung tâm Thành phố Vinh...

Tôi thích đi trên đường Nguyễn Gia Thiều vào những ban trưa, nhất là trong cữ thu này. Lớp lớp vườn xanh hai bên đường gọi gió thu qua chở nắng “nhẹ nhàng vương xuống những hàng cây” hè phố. Và bạn sẽ tan chảy cảm xúc khi bất chợt một tiếng gà trưa cất lên như thức dậy mùi rơm rạ vụ mùa cánh đồng Hưng Dũng, của tiếng chổi tre khua động góc vườn nhà ai đó… Đường quả là một không gian phố yên tĩnh hiếm hoi của vùng trung tâm Thành phố Vinh...người con ưu tú đóng góp xuất sắc cho quê hương, đất nước, nhưng những ngôi nhà thờ dòng họ ấy vẫn bé nhỏ, giản dị mà tôn nghiêm, không như đâu đó phải khoa trương tốn kém. Đó âu cũng là một điều đáng ngẫm ngợi ở phố vậy!  

Đường Nguyễn Gia Thiều.
Đường Nguyễn Gia Thiều.
Phố ít các dịch vụ tân thời, hàng ẩm thực cũng hết sức đơn giản với các món dân dã: cháo lòng, thịt nghé, lươn cá đồng… Nhưng lại là chốn ưa thích để bạn bè hẹn hò tri kỷ. Dăm ba chiếc chõng tre kê mặt phố bán hàng rau xanh, hàng nước chè có cụ bà bỏm bẻm nhai trầu mặn chuyện… là đã lao xao lên trưa phố rồi! Tôi được quen một nhà thơ phố ấy và đọc nhiều thơ anh. Khi viết anh thường ghi tựa dẫn cảm xúc của mình nơi phố là “Làng Yên”. Anh nhạy cảm, tinh tế để lọc ra được nét riêng của phố, hay hồn riêng của phố ấy đã đồng điệu trong tâm cảm của người yêu thơ, làm thơ?; mà, “Làng Yên” đã đưa đến trong thơ anh cảm xúc chân thực ở từng hình ảnh, chi tiết, ý tứ lay động đến day dứt? Tôi mạo muội gọi đó là một “tình quê hương đến độ” từ yêu thương ngôi nhà, mảnh vườn và con phố nơi mình đang sống, đâu cần sự ám ảnh “khi ta đi đất mới hóa tâm hồn”! 
Nhà thờ dòng họ Nguyễn Khắc ở P. Hưng Dũng mấy năm tuổi trên đường Nguyễn Gia Thiều.
Nhà thờ dòng họ Nguyễn Khắc ở P. Hưng Dũng mấy năm tuổi trên đường Nguyễn Gia Thiều.
Một bộ phận dân cư cuối đường Nguyễn Gia Thiều còn làm ruộng, chăn nuôi, nhưng đời sống đã khấm khá. Nhiều nhà đã xây được nhà cao tầng khang trang. Dù thế, gần như sinh hoạt của họ còn lưu giữ nếp làng quê. Xóm đã lên khối, người nông dân đã là thị dân. Giữ nếp quê nhưng người thị dân làm ruộng ấy không bàng quan với những gì nhịp sống mới nơi phố đông lan tỏa vào; họ chắt lọc những gì tốt đẹp để cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước cải thiện hạ tầng dân sinh, giữ được vệ sinh phong quang ngõ khối, đường phố, chăm sóc cây xanh lề đường và tô điểm những kiến trúc xây dựng làm sáng dần lên mặt phố đô thị hướng đến văn minh…  
Tự hỏi, nếu một ngày phía cuối đường nơi cánh đồng Hưng Dũng mọc lên những khu đô thị mới, thì đường Nguyễn Gia Thiều sẽ ra sao? Có thể tôi sẽ không còn gặp những ban trưa phố với nếp tĩnh lặng hiếm có; sẽ  không còn vẻ khiêm nhường mặt phố để cảm nhận làn gió thu chở “nắng nhẹ nhàng vương xuống những hàng cây”… Nhưng âm hưởng một Làng Đỏ - Làng Yên hẳn sẽ mãi còn ở trong tâm tư mỗi người ở phố, để luôn tạo cho phố một nét riêng cảnh tình gần gũi, thân thương.
Bài, ảnh: Đình Sâm
Nguyễn Gia Thiều sinh ngày 22/3/1741 ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là làng Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Do gia đình bên ngoại thuộc họ nhà Chúa (Trịnh), nên từ lúc lên năm, sáu tuổi Nguyễn Gia Thiều đã được vào học trong phủ Chúa. Năm 1759 khi mới 18 tuổi, ông giữ chức Hiệu úy, quản Trung mã tả đội. Sau đó ông làm chỉ huy Thiêm sự, năm 1782 thăng Tổng binh coi giữ xứ Hưng Hóa. Vì có công nên ông được phong tước hầu - Ôn Như Hầu. Năm 1789, vua Quang Trung lập triều Tây Sơn, mời Nguyễn Gia Thiều ra cộng tác, nhưng ông cáo bệnh từ chối và về sống ở làng quê.
Nguyễn Gia Thiều là người có sự hiểu biết sâu rộng về văn học, sử học và triết học. Ông còn tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, trang trí. Ông có nhiều tác phẩm thơ, trong đó nổi tiếng nhất là “Cung oán ngâm khúc”.
Nguyễn Gia Thiều mất ngày 22/6/1798, thọ 57 tuổi. Tên của ông được đặt tên đường ở một số đô thị trên cả nước. 

Tin mới