Học Đại học Nông nghiệp để làm trang trại

(Baonghean.vn) - Mô hình phát triển kinh tế VAC (vườn, ao, chuồng) của chị Thái Thị Tố ở thôn 2, xã Khai Sơn, huyện Anh Sơn, thu 500 triệu đồng/năm. Để xây dựng được mô hình này, chị từng theo học Đại học Nông nghiệp nhằm nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất.

Đàn gà của chị tố Nuôi lợn
Nhờ nắm vững kỹ thuật sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp nên các vật nuôi của gia đình chị Tố phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I, Khoa Thú y, năm 2006 chị Tố lên Anh Sơn công tác rồi lập gia đình. Nhận thấy mô hình VAC có thể cho thu nhập cao, năm 2008 gia đình chị bắt đầu cải tạo 7 sào đất vườn để làm trang trại. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, vợ chồng chị mạnh dạn vay vốn 100 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, tập trung phát triển chăn nuôi.

Nắm chắc kiến thức, chị Tố tự tin áp dụng mở rộng chăn nuôi lợn, gà. Hiện nay mỗi năm gia đình chị Tố chăn nuôi trên 1.000 con gà thịt và 100 con gà đẻ trứng. Chị còn nuôi 120 con lợn thịt và lợn nái, mỗi năm xuất chuồng trên 10 tấn lợn thịt thu về 70 - 80 triệu đồng.

Giống bưởi Phúc Trạch được chị Tố trồng, chăm sóc đạt năng suất cao.
Giống bưởi Phúc Trạch được chị Tố trồng, chăm sóc đạt năng suất cao.
Mô hình VAC của gia đình chị Tố.
Mô hình VAC của gia đình chị Tố.

Để tận dụng nguồn thức ăn triệt để trong chăn nuôi, năm 2015 gia đình chị đào 2 sào ao thả cá, ba ba và ếch đem lại giá trị kinh tế cao. Trên diện tích vườn tạp gia đình chị Tố cải tạo thành vườn cây ăn quả với đủ các loại cây như nhãn, bưởi, mít Thái, ổi… Từ mô hình VAC, mỗi năm, gia đình chị Tố thu trên 500 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư còn thu lãi 150 triệu đồng.

                                                                  Huyền Trang

TIN LIÊN QUAN

Tin mới