Hội thảo quốc gia nhằm cụ thể hóa quan điểm của Đảng về văn hóa

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hội thảo lần này là sự kiện quan trọng nhằm triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhất là kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Hội thảo quốc gia "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới" diễn ra hôm nay 29/11 tại Hà Nội. Trước thềm hội thảo, nhiều ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia văn hoá, các nhà nghiên cứu… cho rằng, hội thảo lần này là sự kiện quan trọng nhằm triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhất là kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Đồng thời cũng kỳ vọng, hội thảo sẽ rút ra được các nội hàm, thành tố ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ để triển khai 4 hệ giá trị này trong thời gian tới.

Diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 2/9/2015.

Diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 2/9/2015.

Ông Nguyễn Minh Nhựt, Vụ Văn hóa-Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, Ban Tổ chức đã nhận được 87 bài tham luận của các nhà khoa học, chuyên gia, đại biểu… gửi về. Ban Tổ chức đã phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tiến hành lựa chọn, biên tập và in ấn trong Kỷ yếu Hội thảo.

Ông Nguyễn Minh Nhựt cho hay, trong thời gian một tháng qua, dưới sự chỉ đạo sát sao, hiệu quả của Ban chỉ đạo, Ban tổ chức hội thảo đã cùng với các đơn vị liên quan, phối hợp chặt chẽ triển khai tích cực nhiệm vụ được giao. Đến nay công tác chuẩn bị phục vụ hội thảo về nội dung, hậu cần, tuyên truyền cơ bản đã hoàn tất đáp ứng yêu cầu của Ban chỉ đạo.

Theo Bộ trưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng thì đây là một sự kiện quan trọng và rất “hiếm có” đối với ngành văn hoá. Để từ đó, ngành được tiếp thu, lắng nghe các luận cứ khoa học để làm sâu sắc hơn về quan điểm của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lĩnh vực văn hoá, trong đó có hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng kỳ vọng, các nhà khoa học sẽ làm rõ các nội hàm, thành tố về 4 hệ giá trị này để làm cơ sở cho ngành tổ chức thực hiện và triển khai một cách đầy đủ, đúng như tinh thần chỉ đạo của Đảng; để triển khai các hệ giá trị này trong thời gian tới.

Các nhà khoa học cần làm rõ các nội hàm, thành tố về 4 hệ giá trị để để triển khai trong thời gian tới.

Các nhà khoa học cần làm rõ các nội hàm, thành tố về 4 hệ giá trị để để triển khai trong thời gian tới.

Bộ trưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng, chúng ta đang tiệm cận và tập trung xây dựng các hệ giá trị này ở một cấp độ khác nhau, nhưng đều với một quyết tâm là bắt đầu từ con người và từ con người để kiến tạo và xây dựng, đặt con người ở vị trí trung tâm. Chính vì vậy mà chúng ta đang lan tỏa những giá trị tốt đẹp nhất của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam mình, để đóng góp vào sự thành công trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng thời điểm để tổ chức hội thảo là phù hợp.

Văn hóa và con người luôn luôn vận động và phát triển theo yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Văn hóa và con người luôn luôn vận động và phát triển theo yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Hội thảo là đưa những hệ giá trị triển khai một cách hiệu quả trong cuộc sống. Về vấn đề này, GS-TS Đinh Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho rằng, sau khi nêu được nội hàm của các hệ giá trị cần phải có ý kiến chỉ đạo và tạo sự đồng thuận của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cần có một cơ quan chỉ đạo, điều hành để chuyển các hệ giá trị đó vào trong đời sống.

"Việc chuyển các hệ giá trị trở thành những chuẩn mực cụ thể cho các đối tượng làm công việc mang tính chất xã hội hóa- cần phải triển khai một cách sâu sắc, một cách kiên trì. Văn hóa không thể làm theo kiểu phong trào, không làm kiểu thời vụ, mà phải làm một cách kiên trì có kế hoạch, một cách bài bản, sáng tạo"- GS-TS Đinh Xuân Dũng nói.

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học lĩnh vực văn hoá cũng cho rằng, văn hóa và con người luôn luôn vận động và phát triển theo yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới và yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải luôn được hoàn thiện, đổi mới- nhưng đổi mới phải trên nền tảng của quốc gia, dân tộc, phát huy những giá trị cao quý của dân tộc Việt Nam.

Vì thế, rất cần có một cơ quan chỉ đạo và cơ quan nghiên cứu xác định nội hàm của từng hệ giá trị để triển khai các hệ giá trị đó trong đời sống thời gian tới. Quá trình triển khai, tổ chức, thực hiện được bài bản hơn thì chắc chắn nền văn hóa của đất nước sẽ có bước phát triển, cũng như phát huy giá trị, sức mạnh con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước./.

Tin mới