Nghệ An ban hành Quy chế công tác đối với cán bộ theo dõi địa bàn

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Theo Quy chế, cán bộ theo dõi địa bàn phải tuân thủ chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định, quy chế của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và của cơ quan, đơn vị được phân công theo dõi...

Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An vừa ban hành quy chế công tác đối với cán bộ theo dõi địa bàn. Mục đích nhằm tham mưu thường xuyên, kịp thời về công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn. Cùng với đó, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa Ban Tổ chức Tỉnh ủy với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Phát huy vai trò, trách nhiệm tham mưu của cán bộ theo dõi địa bàn, làm căn cứ để đánh giá năng lực, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ trong thực thi chức trách, nhiệm vụ.

anh-dc-le-duc-cuong-chu-tri-lam-viec-voi-huyen-nam-dan-8535.jpg
Đồng chí Lê Đức Cường-Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nam Đàn nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh minh họa: Phạm Quang Sơn

Về tiêu chuẩn, điều kiện của cán bộ theo dõi địa bàn: Đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ chung theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII), nhấn mạnh thêm một số nội dung:

Có bản lĩnh chính trị vững vàng; tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Nắm vững đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hiểu biết sâu về các nghị quyết, chuyên đề, các quy chế, quy định, hướng dẫn về công tác xây dựng Đảng. Nắm chắc các kiến thức cơ bản về chuyên ngành công tác Tổ chức xây dựng Đảng; có năng lực khái quát, tổng hợp, trình bày, tham mưu giải quyết các nội dung, vấn đề đặt ra từ địa bàn. Có ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng và giữ gìn đoàn kết nội bộ; gương mẫu về đạo đức, lối sống; tác phong làm việc bản lĩnh, trách nhiệm, trung thực, khách quan, chủ động, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả; không lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi cá nhân. Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân; đã qua chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành xây dựng Đảng, đoàn thể hoặc quản lý Nhà nước. Có kinh nghiệm trong công tác Tổ chức xây dựng Đảng. Đảm bảo sức khoẻ để phục vụ công tác tham mưu và đi công tác tại địa bàn theo quy định và khi có yêu cầu.

Về nguyên tắc làm việc: Cán bộ theo dõi địa bàn phải tuân thủ chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định, quy chế của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và của cơ quan, đơn vị được phân công theo dõi; quy chế phối hợp công tác giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị với Ban Tổ chức Tỉnh ủy được Cấp có thẩm quyền quyết định. Chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Ban mà trực tiếp là Lãnh đạo Ban phụ trách phòng, Lãnh đạo Ban phụ trách địa bàn. Thực hiện nhiệm vụ theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao; tuân thủ trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết công việc theo quy định, quy chế, chương trình, kế hoạch công tác của phòng, của Ban và của địa bàn; bảo đảm sự phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời, hiệu quả.

Thời gian phân công theo dõi địa bàn theo định kỳ nhiều nhất là 5 năm/địa bàn.

Cán bộ được phân công theo dõi địa bàn có sự thay đổi vị trí công tác hoặc xác minh có cơ sở về dư luận phản ánh không tốt; không hoàn thành nhiệm vụ tại địa bàn phân công theo dõi thì lãnh đạo Ban phân công nhiệm vụ khác, không nhất thiết chờ đủ 5 năm theo quy định.

Ngoài ra, Quy chế cũng quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, của cán bộ theo dõi địa bàn; lề lối làm việc và mối quan hệ công tác; khen thưởng và kỷ luật.

Tin mới