Nghề phụ đan bu gà cho thu nhập chính ở Luân Hồng

(Baonghean.vn)- Từng là ngôi làng nghèo đói, quanh năm thiếu ăn, nay bằng chính sự nỗ lực vươn lên, làng Luân Hồng (thuộc xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương) đã nằm trong tốp những làng khá, giàu nhất xã. Để có sự đổi thay đó, làng Luân Hồng đã tìm cho mình một hướng đi mới – đó là phát triển nghề đan.
ss

Hiện làng có 130 hộ với 550 nhân khẩu, thì có đến 70 hộ gia đình tham gia sản xuất các sản phẩm từ cây nứa như lồng úp gà và các vật dụng gia đình. 

1

Theo chị Nguyễn Thị Niềm: Nghề đan lát của làng được hình thành từ lâu đời nhưng phát triển mạnh từ năm 2008 đến nay. Điều đặc biệt trước đây, nghề đan chỉ được xem là nghề phụ, người dân thường tranh thủ làm trong thời gian rảnh rỗi nhưng đến nay nó lại là nguồn thu nhập chính.

4

Nguyên liệu để làm ra các sản phẩm là  nứa. Nứa già làm cạp, nứa vừa làm nan. Đây là một nghề đòi hỏi người thợ phải có đôi tay khéo léo thực sự. 

4
Kỹ thuật chẻ nan yêu cầu phải biết lách con dao sao cho độ dày mỏng thật đều, thật phẳng thì sau đan mới đẹp. Đã thế, nguyên liệu cũng phải được bảo quản cẩn thận ở chỗ cao ráo, tránh mục mọt. Chưa nói, nứa được nắng rất trắng, nhưng gặp mưa là mốc, có khi nan phải đem sấy khô, thậm chí phải ngâm chống mối mọt...
6

Từ chỗ nghề phụ, đến nay người dân làng Luân Hồng đã xác định đây là nghề chính không thể thiếu. Bởi tính ra mỗi lao động cũng có từ 2,5- 3 triệu đồng/tháng từ nghề đan. Ông Nguyễn Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Văn, cho biết: Ngày 30/2/2012 làng nghề đan Luân Hồng đã được công nhận làng nghề, điều đó khuyến khích bà con càng "say" nghề, theo nghề. 

7
Theo thống kê hiện nay, trung bình 1 năm mỗi hộ gia đình xuất bán 2000 chiếc bu (với giá 18 nghìn đồng/chiếc) chủ yếu đi các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, đến cả Con Cuông, Tương Dương... 
8
Và ngay cả TP Vinh cũng xuất hiện mặt hàng của làng nghề Luân Hồng

Cường- Tuân- Thông

TIN LIÊN QUAN

Tin mới