Nghề trống ở làng Trung Hậu

(Baonghean.vn)- Cho đến nay dòng họ Lê thuộc làng Trung Hậu, xã Diễn Hoa, Diễn Châu, Nghệ An đã qua 5 đời làm trống. 

1
Theo tương truyền, vào đầu thế kỷ XX, cụ Lê Văn Trung, làng Trung Hậu làm nghề dép da trong những năm đi bán dép ngoài Bắc đã học được nghề làm trống ở đất Hà Nam sau đó đưa nghề về cho làng. Tính đến nay dòng họ Lê đã trải qua 5 đời làm trống.
2
Anh Lê Văn Lợi, con cháu của dòng họ Lê làng Trung Hậu, người gắn bó với nghề làm trống đến nay đã trên 30 năm cho biết, ngoài việc đồng áng thì nghề làm trống được xem là nghề "cha truyền con nối"
3
Để làm ra một chiếc trống phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ chọn vật liệu, ra gỗ, bào, lắp dăm,…
4
Vật liệu để làm trống phải là gỗ mít già. Tiếp theo, sau khi chọn được vật liệu thì, tùy vào trống to hay nhỏ để ra các loại dăm khác nhau phù hợp với từng loại trống (Trong hình là dăm trống cái)...
5
và đây là dăm nhỏ dùng làm trống dợn.
1

Theo bí quyết của những người làm nghề như anh Lợi, không phải cây gỗ mít nào cũng làm được trống, vì vậy buộc người thợ phải dày công trong chọn gỗ để loại bỏ những cây bị sâu mọt, đảm bảo "không tì vết". Tuy nhiên, việc mua được gỗ mít hiện nay ngày càng khó mua và đắt đỏ bởi mít hiện nay không được trồng nhiều như trước đây.

6
Theo anh Lợi, trung bình mỗi năm gia đình anh sản xuất trên 300 chiếc trống. Việc làm trống bây giờ sử dụng máy móc nhiều, như máy cưa, máy bào, máy đánh giấy nhám... vì vậy vừa tiết kiệm được thời gian lẫn công sức cho người thợ.
8
Cùng với gỗ mít, da bò là vật liệu chính để tạo ra một chiếc trống. Theo ông Lê Văn Tam, người làm trống ở làng Trung Hậu cho biết: Da bò dùng làm trống là loại da già, được kéo căng rồi mang ra phơi nắng.
9
Việc phơi trở dưới nắng cũng đòi hỏi người thợ phải có "nghề", như vậy mới đảm bảo độ bền, da không bị sâu mọt.
10
Để hoàn thành một chiếc trống cũng không ít công đoạn. Trống sau khi hoàn thành tiếp tục được đóng đinh để căng thêm một lần nữa, sau đó mang ra phơi nắng rồi lại cho vào bóng mát ủ nguội để da có độ đàn hồi. Chưa kể phải căng chỉnh sao cho âm thanh phù hợp với từng loại trống...
11
Hiện, những gia đình thuộc dòng họ Lê ở làng Trung Hậu có nghề làm trống chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, theo những hộ làm nghề cho biết, ngoài mục đích kinh tế thì còn là mong muốn lưu giữ như một nét đẹp văn hóa của gia đình, dòng họ và vùng quê Trung Hậu.

                                                                                                                    Lan Thái

TIN LIÊN QUAN

Tin mới