Những hình ảnh nổi bật ở huyện nông thôn mới Yên Thành

(Baonghean.vn) - Huyện Yên Thành có những bước phát triển ngoạn mục, trở thành 1 trong 4 đơn vị cấp huyện ở tỉnh Nghệ An về đích nông thôn mới. Một số hình ảnh nổi bật cho thấy quá trình phát triển, "huyện lúa" vừa theo hướng hiện đại, vừa lưu giữ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc.
Yên Thành có diện tích 54.766 ha tiếp giáp với các huyện Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Đô Lương, Nghi Lộc; là quê lúa, là vùng bờ xôi ruộng mật, một trong những vựa lúa lớn nhất của tỉnh Nghệ An. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, huyện Yên Thành đã đạt được nhiều thành tích toàn diện, trở thành huyện thứ 4 của tỉnh Nghệ An đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Trong ảnh: một góc thị trấn Yên Thành. Ảnh: Sách Nguyễn.
Yên Thành có diện tích 54.766 ha tiếp giáp với các huyện Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Đô Lương, Nghi Lộc; là quê lúa, là vùng bờ xôi ruộng mật, một trong những vựa lúa lớn nhất của tỉnh Nghệ An. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, huyện Yên Thành đã đạt được nhiều thành tích toàn diện, trở thành huyện thứ 4 của tỉnh Nghệ An đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Trong ảnh: một góc thị trấn Yên Thành. Ảnh: Sách Nguyễn.
Người dân hiến đất và tài sản để làm đường giao thông nông thôn ở Bắc Thành; Ra quân làm đường giao thông và thủy lợi nội đồng; Đường hoa ở xã Sơn Thành. Ảnh PV-CTV
Người dân trên địa bàn huyện  đã hiến 4.100.382 m2 đất, đóng góp 1.050.810 ngày công lao động và huy động được 1.239.762.500.000 đồng để thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng NTM trên toàn huyện. Ảnh PV-CTV
Quảng trường Phan Đăng Lưu. Ảnh: Sách Nguyễn
Quảng trường Phan Đăng Lưu được xây dựng ở thị trấn Yên Thành. Ảnh: Sách Nguyễn
Hình ảnh yên bình vùng Sông Dinh - Rú Gám. Ảnh Sách Nguyễn
Hình ảnh yên bình vùng Rú Gám. Đây là một địa danh nổi tiếng từ xa xưa và trở thành biểu tượng của quê hương Yên Thành: "Ngái ngôi chi cũng mơ về rú Gám/Bến bờ nào cũng dội sóng sông Dinh". Ảnh Sách Nguyễn
Trang trại trồng cam của ông Trương Văn Việt ở xã Đồng Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Thành Duy
Trang trại trồng cam của ông Trương Văn Việt ở xã Đồng Thành (Yên Thành). Ảnh: Thành Duy
Thu hoạch cam ở xã Đồng Thành, Yên Thành. Ảnh Hồ Các
Huyện Yên Thành đặt mục tiêu đến năm 2025, đưa thu nhập bình quân đạt 75-80 triệu đồng/người/năm; Tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 9,6-10,6%. Ảnh Hồ Các
Mô hình trồng hoa ở Thị trấn Yên Thành. Ảnh: Hồ Các
Mô hình trồng hoa ở thị trấn Yên Thành. Ảnh: Hồ Các
Mô hình nuôi chim bồ câu cho thu nhập cao ở xã Sơn Thành. Ảnh: Hồ Các
Mô hình nuôi chim bồ câu cho thu nhập cao ở xã Sơn Thành. Ảnh: Hồ Các
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương ở Yên Thành vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống và một số công trình cổ đặc sắc. Trong ảnh, cầu đá cổ ở xã Nam Thành. Ảnh: Hồ Các
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương ở Yên Thành vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống và một số công trình cổ đặc sắc. Trong ảnh, cầu đá cổ ở xã Nam Thành. Ảnh: Hồ Các
Một trong những điểm nhấn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Yên Thành là gắn với phát triển nông nghiệp sinh thái đi đôi với phát triển du lịch sinh thái, tâm linh với những đặc trưng, lợi thế ở địa phương. Trong ảnh: Đập Vệ Vừng là hồ đập lớn nhất huyện lúa Yên Thành, với diện tích mặt nước 720 ha, trữ lượng 18 triệu m3 nước. Đây là niềm tự hào của quê lúa Yên Thành, là điểm đến của nhiều du khách. Ảnh: Sách Nguyễn.
Một trong những điểm nhấn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Yên Thành là  gắn với phát triển nông nghiệp sinh thái đi đôi với phát triển du lịch sinh thái, tâm linh với những đặc trưng, lợi thế ở địa phương. Trong ảnh: Đập Vệ Vừng là hồ đập lớn nhất huyện lúa Yên Thành, với diện tích mặt nước 720 ha, trữ lượng 18 triệu m3 nước. Đây là niềm tự hào của quê lúa Yên Thành, là điểm đến của nhiều du khách. Ảnh: Sách Nguyễn.
Yên Thành cũng chú trọng phát triển du lịch tâm linh gắn với các di tích lịch sử trên địa bàn. Trong ảnh: Lễ hội Đền Đức Hoàng, xã Phúc Thành. Ảnh: Hồ Các
Yên Thành cũng chú trọng phát triển du lịch tâm linh gắn với các di tích lịch sử trên địa bàn. Trong ảnh: Lễ hội Đền Đức Hoàng, xã Phúc Thành.  Ảnh: Hồ Các
Đền - chùa Gám nằm trong quần thể khu du lịch tâm linh sinh thái rú Gám, đây là một trong những công trình tín ngưỡng tôn giáo độc đáo. Theo sử sách, chùa Gám thờ các vị thần có công bảo quốc, hộ dân: Cao Sơn, Cao Các, Sát Hải Đại vương Hoàng Tá Thốn, Tam tòa Đại Vương, Tứ vị Thánh nương. Chùa Gám có lối kiến trúc, điêu khắc, hoa văn và họa tiết được xác định là công trình kiến trúc Phật giáo theo Thiền phái Trúc Lâm. Ảnh CTV.
Đền - chùa Gám nằm trong quần thể khu du lịch tâm linh sinh thái rú Gám, đây là một trong những công trình tín ngưỡng tôn giáo độc đáo. Theo sử sách, chùa Gám thờ các vị thần có công bảo quốc, hộ dân: Cao Sơn, Cao Các, Sát Hải Đại vương Hoàng Tá Thốn, Tam tòa Đại Vương, Tứ vị Thánh nương. Chùa Gám có lối kiến trúc, điêu khắc, hoa văn và họa tiết được xác định là công trình kiến trúc Phật giáo theo Thiền  phái Trúc Lâm. Ảnh CTV.

Tin mới