Tục đón Tết Trung thu đặc trưng ở các nước

(Baonghean.vn) - Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống của rất nhiều nước khu vực châu Á. Mặc dù cùng tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch, nhưng Trung thu của mỗi nước lại có những nét  riêng.

Tết Trung thu ở Hàn Quốc còn có tên là Chuseok. Đây là ngày lễ lớn và được người dân nghỉ 3 ngày. Đối với người Hàn Quốc, Trung thu là ngày kỷ niệm những vụ mùa bội thu. Vào ngày này, người dân về quê thưởng thức bữa ăn truyền thống với những món như bánh Songpyeon, rượu gạo; cùng nhảy múa và ngắm trăng. Trong ảnh: Phụ nữ mặc trang phục truyền thống làm bánh Songpyeon - còn được gọi là bánh trung thu Hàn Quốc.
Tết Trung thu ở Hàn Quốc còn có tên là Chuseok. Đây là ngày lễ lớn và người dân được nghỉ 3 ngày. Đối với người Hàn Quốc, Trung thu là ngày kỷ niệm những vụ mùa bội thu. Vào ngày này, người dân về quê thưởng thức bữa ăn truyền thống với những món như bánh Songpyeon, rượu gạo; cùng nhảy múa và ngắm trăng. Trong ảnh: Phụ nữ mặc trang phục truyền thống làm bánh Songpyeon - còn được gọi là bánh trung thu Hàn Quốc.
Với quốc đảo Phật giáo Sri Lanka, Trung thu là một ngày lễ lớn. Những tăng ni phật tử ở đây sẽ đến các ngôi đền để cầu nguyện và tổ chức cúng bái mặt trăng.
Với quốc đảo Phật giáo Sri Lanka, Trung thu là một ngày lễ lớn. Những tăng ni phật tử ở đây sẽ đến các ngôi đền để cầu nguyện và tổ chức cúng bái mặt trăng.
Trung thu là một trong những dịp lễ quan trọng nhất ở Trung Quốc. Đây là ngày mà người nông dân ăn mừng việc thu hoạch vụ hè. Theo truyền thống, vào ngày 15/8 âm lịch, những thành viên trong gia đình và bạn bè sẽ sum họp để thưởng trăng, thưởng thức bưởi, bánh trung thu. Từng địa phương còn có các hoạt động văn hóa như thả đèn trời, giải câu đố trong đèn lồng, uống rượu hay ngắm thủy triều ở những vùng ven biển.
Trung thu là một trong những dịp lễ quan trọng nhất ở Trung Quốc. Đây là ngày mà người nông dân ăn mừng việc thu hoạch vụ hè. Theo truyền thống, vào ngày 15/8 âm lịch, những thành viên trong gia đình và bạn bè sẽ sum họp để thưởng trăng, thưởng thức bưởi, bánh trung thu. Từng địa phương còn có các hoạt động văn hóa như thả đèn trời, giải câu đố trong đèn lồng, uống rượu hay ngắm thủy triều ở những vùng ven biển.
Singapore có rất nhiều người Hoa, do đó không có gì ngạc nhiên khi nước này cũng tổ chức Tết Trung thu. Bên cạnh những hoạt động quen thuộc như ăn bánh Trung thu, rước đèn lồng, múa lân thì người Singapore còn thích thắp sáng những bức vẽ bằng lụa về các nhân vật thần thoại, như ở trong hình là Đường Tăng và Trư Bát Giới.
Singapore có rất nhiều người Hoa, do đó không có gì ngạc nhiên khi nước này cũng tổ chức Tết Trung thu. Bên cạnh những hoạt động quen thuộc như ăn bánh Trung thu, rước đèn lồng, múa lân thì người Singapore còn thích thắp sáng những bức vẽ bằng lụa về các nhân vật thần thoại, như ở trong hình là Đường Tăng và Trư Bát Giới.
1/4 dân số Malaysia là người Hoa, những người này vẫn giữ các nét cổ truyền của Trung Quốc bao gồm ngày Tết trung thu. Vào ngày này, họ sẽ ngắm trăng, ăn bánh trong thu và rước đèn lồng.
1/4 dân số Malaysia là người Hoa, những người này vẫn giữ các nét cổ truyền của Trung Quốc bao gồm ngày Tết trung thu. Vào ngày này, họ sẽ ngắm trăng, ăn bánh trong thu và rước đèn lồng.
Giống như Hàn Quốc, Triều Tiên cũng gọi ngày Trung thu là Chuseok. Đây là dịp mà các gia đình sẽ làm bánh Songpyeon để ăn và tặng nhau. Đến thăm viếng những người đã khuất cũng là một nét đẹp trong ngày Tết Trung thu ở Triều Tiên.
Giống như Hàn Quốc, Triều Tiên cũng gọi ngày Trung thu là Chuseok. Đây là dịp mà các gia đình sẽ làm bánh Songpyeon để ăn và tặng nhau. Đến thăm viếng những người đã khuất cũng là một nét đẹp trong ngày Tết Trung thu ở Triều Tiên.
Nhật Bản còn gọi Tết trung thu là Tsukimi hoặc Otsukimi (trong tiếng Nhật nghĩa là ngắm trăng). Không giống như các nước khác thường ăn bánh trung thu, Nhật Bản lại ăn bánh bao gạo (Tsukimi Dango) trong dịp lễ này. Bên cạnh đó là hoạt động mặc trang phục truyền thống và đến nhà thờ thắp hương.
Nhật Bản còn gọi Tết trung thu là Tsukimi hoặc Otsukimi (trong tiếng Nhật nghĩa là ngắm trăng). Không giống như các nước khác thường ăn bánh trung thu, Nhật Bản lại ăn bánh bao gạo (Tsukimi Dango) trong dịp lễ này. Bên cạnh đó là hoạt động mặc trang phục truyền thống và đến nhà thờ thắp hương.
Tết Trung thu ở Việt Nam luôn được mọi trẻ em mong chờ. Đây là ngày mà trẻ em sẽ được người lớn mua cho những đồ chơi như mặt nạ, đèn ông sao, đèn lồng,… Đồng thời cũng có nhiều hoạt động ca múa nhạc, phá cỗ dành riêng cho trẻ em.
Tết Trung thu ở Việt Nam luôn được mọi trẻ em mong chờ. Đây là ngày mà trẻ em sẽ được người lớn mua cho những đồ chơi như mặt nạ, đèn ông sao, đèn lồng,… Đồng thời cũng có nhiều hoạt động ca múa nhạc, phá cỗ dành riêng cho trẻ em.

Quân Lê

(Theo China Daily)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới